• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Không cứu giúp nạn nhân tai nạn giao thông có thể bị phạt tù

23/06/2020, 07:34

Hành vi không cứu khi thấy nạn nhân TNGT có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện trường một vụ tai nạn nữ sinh tự ngã ra đường dẫn tới tử vong tại Hà Nội

Phản ánh tới Báo Giao thông, bạn Nguyễn Thị Hoà (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) đặt câu hỏi: Thực tế thấy nhiều vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra, nhưng thường thấy có người chứng kiến chỉ đứng nhìn rồi bỏ đi và không cứu giúp.

"Người chứng kiến vụ TNGT mà bỏ đi không cứu giúp nạn nhân thì bị xử lý như thế nào?", bạn Hoà đặt câu hỏi?

Trả lời câu hỏi trên, Thiếu tá Nguyễn Việt Tiệp (Phó đội trưởng Đội CSGT trật tự Công an quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho biết: Tại Điều 38 của Luật GTĐB quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi có vụ TNGT xảy ra. Theo đó, những người liên quan trực tiếp đến vụ TNGT thì phải dừng xe lại, phải cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, đồng thời cung cấp thông tin giải quyết vụ TNGT đó.

Còn đối với những nhân chứng, khi đi qua nhìn thấy vụ TNGT thì phải dừng lại cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, cung cấp những thông tin mà mình chứng kiến cho cơ quan công an để làm cơ sở tìm ra nguyên nhân của vụ TNGT.

Theo Khoản 7a Điều 11, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không cứu giúp người bị TNGT khi có yêu cầu sẽ bị phạt tiền từ 0,5 - 1 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1 - 2 triệu đồng đối với tổ chức.

Ngoài việc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi không cứu giúp người bị TNGT, được quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015 "Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 - 5 năm: Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

Phạm tội dẫn đến hậu quả 2 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 3 - 7 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

Như vậy, trong tình huống không cứu giúp người bị TNGT, cơ quan chức năng sẽ xác định, làm rõ các tình tiết: hậu quả nạn nhân có tử vong do không được cứu giúp? Có phải người chứng kiến có điều kiện nhưng lại không cứu giúp người? Việc bạn không cứu giúp là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến người đó chết (nếu bạn cứu người đó thì người đó sẽ sống, nhưng vì bạn không cứu nên dẫn đến cái chết của người đó)... để từ đó, quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự do hành vi không cứu người khi chứng kiến TNGT.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.