• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Không có lệnh tuần tra kiểm soát, CSGT có được dừng xe xử phạt?

29/04/2019, 08:50

Nhiều người tham gia giao thông thắc mắc việc bị CSGT yêu cầu dừng xe nhưng không có lệnh tuần tra kiểm soát có đúng quy định...

Lực lượng cảnh sát khác và công an xã, phường chỉ khi được huy động phối hợp với CSGT theo kế hoạch đã được phê duyệt - Ảnh minh hoạ

Nhiều bạn đọc và người tham gia giao thông gửi câu hỏi về Báo Giao thông thắc mắc việc cán bộ CSGT và Cảnh sát cơ động tham gia xử lý vi phạm giao thông mà không có lệnh tuần tra kiểm soát, kế hoạch hay bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến việc xử lý vi phạm giao thông. Việc này có vi phạm pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì những cán bộ đó sẽ bị xử lý như thế nào?

Trao đổi với Báo Giao thông về vấn đề này, Luật sư Đoàn Văn Hướng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, Điều 87 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ quy định: CSGT đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

"Luật Giao thông đường bộ cũng giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ và Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết", Luật sư Hướng cho biết.

Về việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với CSGT, tại Điều 6 Nghị định số 27/2010 quy định về trình tự, thủ tục huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự ATGT trong trường hợp cần thiết, các lực lượng cảnh sát khác (Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) và công an xã, phường, thị trấn được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát khác và công an xã, phường, thị trấn chỉ khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt mới được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông và xử lý vi phạm khi không có CSGT.

Như vậy, người có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm của người tham gia giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm: CSGT đeo biển hiệu và có giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; Lực lượng cảnh sát khác và công an xã, phường, thị trấn khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Thanh tra giao thông trong một số trường hợp mà hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.

Các lực lượng khác không có quyền dừng xe và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà chỉ có quyền dừng xe khi có hành vi vi phạm thuộc các lĩnh vực mà họ quản lý.

Trong trường hợp chỉ có cán bộ CSGT và Cảnh sát cơ động tham gia xử lý vi phạm giao thông, trong trường hợp này, Thông tư 01/2016 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT quy định: Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp: Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ... Trường hợp CSGT dừng phương tiện kiểm soát hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ là một trường hợp đúng pháp luật.

Tuy nhiên, nếu không phải do hành vi vi phạm pháp luật về giao thông mà cán bộ yêu cầu dừng xe, nhưng không có lệnh tuần tra kiểm soát thì đây là trường hợp không đúng với quy định của pháp luật. Nếu bị xử phạt trong trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi của mình, người bị xử phạt có thể khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cán bộ đã ra quyết định.

Hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức thì tùy theo mức độ vi phạm, chiến sỹ CSGT và Cảnh sát cơ động có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 đến Điều 14 Nghị định 34/2011 như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.