• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Không có chuyện lơ là khi CSGT rút khỏi trạm cân

28/09/2016, 06:34

Lực lượng CSGT là nòng cốt, nên khi rút đi cũng có khó khăn. TTGT chỉ chọn lọc dừng những trường hợp khả nghi.

1

Lực lượng TTGT làm nhiệm vụ tại Trạm kiểm tra tải trọng xe tỉnh Bắc Giang  - Ảnh: Trần Duy

Tại Hội nghị tổng kết hai năm thực hiện Kế hoạch liên ngành 12593 về phối hợp kiểm soát, xử lý chở hàng quá tải mới đây, Bộ Công an và Bộ GTVT đã thống nhất kết thúc thực hiện kế hoạch này. Theo đó, từ ngày 20/9, có thể lực lượng CSGT không còn hiện diện tại các trạm kiểm soát tải trọng xe gây lo ngại cuộc chiến chống xe quá tải sẽ chùng xuống.

CSGT rút, xe bỏ chạy tăng vọt

Ghi nhận của PV Báo Giao thông những ngày qua, không ít trạm kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) lưu động, lực lượng CSGT đã không còn tham gia tổ liên ngành. Đơn cử tại Nam Định, CSGT rút đi từ ngày 23/9. Hiện, TTGT và lực lượng trạm KTTTX đang duy trì trạm hoạt động và xây dựng kế hoạch làm độc lập giữa lực lượng TTGT và trạm KTTTX.

“CSGT rút đi, có những khó khăn nhất định, nhưng TTGT và lực lượng chức năng sẽ tiếp tục căn cứ chức năng, thẩm quyền của mình mà làm. Chúng tôi sẽ kiểm tra lưu động ở các tuyến quốc lộ ủy thác, đường được tỉnh quản lý”, ông  Phạm Văn Đạt, Trưởng trạm KTTTX Nam Định cho hay.

Tại Hòa Bình, từ ngày 31/8, CSGT cũng không còn phối hợp hoạt động tại trạm KTTTX liên ngành. “Lực lượng CSGT là nòng cốt, nên khi rút đi cũng có khó khăn nhất định. TTGT chỉ chọn lọc dừng những trường hợp khả nghi có dấu hiệu vi phạm. Tuy nhiên, từ ngày 30/8 đến nay đã có hơn 150 -160 lượt xe bỏ chạy không chấp hành, tăng vọt so với giai đoạn trước đây khi có công an cùng phối hợp, ông Ngô Xuân Điềm, Chánh TTGT Sở GTVT Hòa Bình nói.

Ghi nhận của PV tại Thừa Thiên - Huế sáng 27/9, việc phối hợp liên ngành giữa TTGT và CSGT trong KTTTX cũng kết thúc. Thay vào đó, từng lực lượng tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ riêng. Thiết bị cân xe lưu động cũng được tạm nghỉ để bảo dưỡng. Theo ông Lê Thế Bính, Chánh Thanh tra Sở GTVT Thừa Thiên - Huế, về cơ bản không còn duy trì 24/24h, 7 ngày/tuần.

Tại Bình Định, ông Nguyễn Quả, Chánh TTGT Sở GTVT tỉnh này cũng cho biết, trước đây khi có phối hợp liên ngành, nhiệm vụ của CSGT tại trạm cân là dừng phương tiện, TTGT sẽ tiến hành cân tải trọng, nếu phương tiện quá tải sẽ chuyển qua cho CSGT lập biên bản, ra quyết định xử phạt. Khi CSGT rút khỏi liên ngành, TTGT sẽ phải làm tất cả công việc.

Còn tại Cần Thơ, Sở GTVT và Công an TP Cần Thơ cũng thống nhất tạm dừng hoạt động trạm KTTTX trên QL1.

2
TTGT kiểm tra tải trọng xe tại huyện Kim Động tỉnhHưng Yên - Ảnh: Tạ Tôn

Nghe ngóng chờ ý kiến chỉ đạo

Bên cạnh các địa phương CSGT đã rút khỏi liên ngành, một số trạm của các tỉnh, thành khác đang “nghe ngóng” chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Ông Lưu Văn Tiến, Trưởng phòng CSGT Công an Hà Tĩnh cho biết, lực lượng CSGT vẫn đang duy trì tại trạm KTTTX. “Nếu UBND tỉnh yêu cầu trạm KTTTX hoạt động tiếp, chúng tôi vẫn hoạt động bình thường. Trong trường hợp UBND tỉnh đồng ý cho lực lượng CSGT rút khỏi trạm KTTTX, chúng tôi sẽ hoạt động độc lập”, ông Tiến nói.

Tương tự, tại Nghệ An, đến thời điểm hiện tại, trạm KTTTX lưu động số 15 đặt tại Km 443+200 QL1, lực lượng liên ngành vẫn phối hợp vận hành bình thường. Ông Nguyễn Khắc Chương, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Nghệ An, kiêm Trạm phó Trạm KTTTX lưu động số 15 cho biết, Nghệ An vẫn tiếp tục duy trì việc phối hợp liên ngành giữa hai lực lượng Quyết định số 16 của UBND tỉnh ban hành năm 2014, đến nay vẫn chưa hết hiệu lực.

Tại Thái Bình, ông Trịnh Xuân Hảo, Chánh thanh tra Sở GTVT Thái Bình cho biết, Bộ GTVT đã có quy chế phối hợp với UBND các tỉnh trong kiểm soát xe quá tải, trong quy chế nêu rõ phải có các thành phần. Căn cứ vào quy chế đó, các tỉnh có quy chế riêng cho các lực lượng tham gia phối hợp tại trạm KTTTX. Hiện, quy chế của UBND tỉnh Thái Bình về phối hợp lực lượng liên ngành kiểm soát tải trọng xe vẫn còn hiệu lực, nên hai lực lượng vẫn phối hợp bình thường đến khi có chỉ đạo mới của UBND tỉnh.

Cũng như vậy, tại Đồng Nai, ông Dương Mạnh Hưng, Chánh TTGT (Sở GTVT tỉnh Đồng Nai) cho biết, đến nay các trạm KTTTX trên địa bàn tỉnh vẫn phối hợp theo kế hoạch liên ngành giữa TTGT, CSGT, kiểm soát quân sự trong theo quyết định của UBND tỉnh.

Còn tại TP HCM, ông Lê Hồng Việt, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT cho biết, khi CSGT rút khỏi tổ công tác, Thanh tra Sở vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của trạm KTTTX.

Linh hoạt hình thức phối hợp

Dù đã kết thúc kế hoạch liên ngành giữa Bộ GTVT - Công an, tuy nhiên trao đổi với Báo Giao thông, đa phần lãnh đạo các trạm KTTTX bày tỏ, để công tác kiểm soát tải trọng xe hiệu quả phải duy trì sự phối hợp giữa các lực lượng. Ông Nguyễn Khắc Chương, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Nghệ An cho rằng: “Kiểm soát tải trọng xe là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Sau khi Kế hoạch phối hợp 12593 kết thúc, chúng tôi cho rằng, vẫn phải duy trì sự phối hợp liên ngành, nhưng có thể linh hoạt giữa hai hình thức đột xuất hoặc lâu dài”, ông Chương nói.

Còn ông Trịnh Xuân Hảo, Chánh thanh tra Sở GTVT Thái Bình cho rằng, vai trò phối hợp liên ngành của công an trong kiểm soát tải trọng xe rất quan trọng. TTGT chỉ được dừng xe khi phát hiện vi phạm, CSGT được phép dừng xe kiểm tra hành chính và có quyền truy bắt, xử lý xe cố tình bỏ chạy.

Chia sẻ với Báo Giao thông về vấn đề này, Thiếu tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, khó khăn nhất hiện nay là việc dừng xe kiểm tra lưu động. “Điều 86, Luật GTĐB quy định cho phép TTGT được xử lý, ngăn chặn kịp thời các hành vi có thể gây nguy hại đến kết cấu hạ tầng giao thông. Như vậy, TTGT hoàn toàn được dừng xe khi phát hiệu dấu hiệu vi phạm. Đây là việc khó khăn nhất vì phải qua sàng lọc, nắm tình hình, xác định chính xác xe vi phạm mới được dừng”, ông Dũng nói và cho biết, tới đây cần quy định cụ thể những ai được dừng xe.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, Kế hoạch liên ngành 12593 đã dừng, nhưng Tổng cục Đường bộ VN vẫn đang phối hợp với Tổng cục Cảnh sát theo Kế hoạch 5425 để xử lý xe quá tải. Bên cạnh đó, tổng cục cũng phối hợp với cơ quan CSĐT theo dõi, kiểm soát cả DN lẫn lực lượng thực thi công vụ để xử lý lực lượng bảo kê. Quy chế phối hợp giữ trật tự an toàn xã hội, ATGT giữa Tổng cục Đường bộ VN và Tổng cục Cảnh sát vẫn thực hiện bình thường, vẫn kiểm soát xe quá tải.

Theo ông Huyện, với các trạm KTTTX lưu động vẫn hoạt động bình thường, các tỉnh sẽ phải chịu trách nhiệm kiểm soát bằng cách giao cho Thanh tra Sở GTVT duy trì. Việc bố trí lực lượng công an nào phối hợp là do tỉnh huy động. 

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, khi lực lượng công an rút, các Sở  GTVT tiếp tục duy trì hoạt động của trạm KTTTX lưu động. Bên cạnh đó, các Sở phải lập kế hoạch sử dụng cân xách tay xử lý xe quá tải mà không kỳ vọng vào trạm lưu động. Cùng với đó phải củng cố kiện toàn tổ chức sắp xếp lại nguồn nhân lực để công tác kiểm soát tải trọng xe hoạt động bình thường.

Tại Hội nghị tổng kết 2 năm thực hiện Kế hoạch liên ngành 12593 về phối hợp kiểm soát, xử lý chở hàng quá tải giữa Bộ Công an và Bộ GTVT mới đây, hai Bộ thống nhất, lực lượng CSGT sẽ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT chung, trong đó có vi phạm về tải trọng xe. Lực lượng TTGT tập trung xử lý tại các điểm tập kết hàng hóa, bến bãi, mỏ vật liệu..., các điểm đặt thiết bị kiểm tra tải trọng xe do ngành giao thông quản lý và đôn đốc việc ký cam kết, thực hiện cam kết của các chủ phương tiện, chủ hàng, kho, cảng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.