• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái xe an toàn

Không cần ống thổi, vẫn phạt được lái xe say xỉn

08/07/2015, 19:13

Các kinh nghiệm quốc tế về phòng chống vi phạm nồng độ cồn đã được đưa ra như "khóa cồn" trên ôtô...

IMG_2763
Nhiều kinh nghiệm quốc tế về ngăn ngừa, xử lý vi phạm nồng độ cồn đã được đưa ra tại hội thảo sáng 8/7

Ngày 8/7, tại Hà Nội diễn ra hội thảo chuyên đề “Hành vi người điều khiển phương tiện khi sử dụng rượu, bia” do Diễn đàn ATGT Việt Nam tổ chức. Tại đây các kinh nghiệm quốc tế về phòng chống vi phạm nồng độ cồn đã được đưa ra như "khóa cồn" trên ôtô, 3 bài kiểm tra độ Tỉnh táo của lái xe...

TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia quy hoạch ATGT làm việc cho Dự án Trahud nêu kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới về kiểm tra độ Tỉnh táo của lái xe, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan…Tại các nước này, CSGT ngoài việc kiểm tra bằng máy đo nồng độ cồn, còn áp dụng 3 bài “Kiểm tra độ tỉnh táo” của lái xe mà không cần dùng đến máy móc. Lái xe khi bị kiểm tra sẽ phải lần lượt trải qua cả 3 bài kiểm tra này, nếu vượt cả 3 bài được lái xe tiếp. Còn nếu “trượt” cả 3 thì bị phạt theo quy định của nước sở tại, còn nếu chỉ vượt 1 hoặc 2, bị dùng máy đo để xác định chính xác nồng độ cồn.

Theo ông Đức, đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả, không tốn kém và có thể thực hiện ở hầu như mọi nơi, mọi lúc và có thể nghiên cứu để áp dụng tại Việt Nam.

Đó là các bài:

1. Đi thẳng 9 bước và quay lại: yêu cầu đi thẳng, gót chân trước chạm ngón chân  sau.

image001
Đi thẳng 9 bước (tại Nhật)
image003
Kiểm tra thực tế tại Mỹ

 2. Đứng một chân: CSGT yêu cầu người vi phạm đứng một chân ít nhất 10 giây và đếm số theo thứ tự 1,2,3… và/hoặc đọc chữ cái theo thứ tự abc.

image005
Kiểm tra đứng 1 chân (tại Nhật)
image007
Kiểm tra thực tế tại Mỹ

 3. Chuyển động ngang của nhãn cầu: CSGT yêu cầu người vi phạm đứng thẳng, không quay đầu, chỉ đưa mắt theo dõi chuyển động của đầu ngón tay (hoặc một vật nhỏ trên tay CSGT).

Kết quả nghiên cứu xác nhận rằng, nếu không vượt qua được bài thử này, có xác suất đến 88% lái xe có một mức BAC (ethanol trong máu) từ 0,08 trở lên.

image009
Bài kiểm tra chuyển động ngang của nhãn cầu

Phương pháp kiểm tra độ tỉnh táo trên được pháp luật công nhận và làm cơ sở để xử lý hành vi  lái xe vi phạm quy định về nồng độ cồn. 

Chẳng hạn tại Thái Lan, Luật sửa đổi có hiệu lực từ 31/12/2014 quy định: Từ chối kiểm tra hơi thở là bất hợp pháp. Nếu một người lái xe từ chối thực hiện việc kiểm tra với thiết bị đo nồng độ cồn hoặc từ chối thực hiện một bài kiểm tra độ tỉnh táo đi bộ nếu được yêu cầu để làm như vậy, cảnh sát có thể coi là người lái xe đã vi phạm mục 43 (2) của Luật Giao thông ngăn cấm lái xe dưới ảnh hưởng của rượu và các loại thuốc khác, dẫn đến việc bắt giữ và buộc tội. 

Hình phạt vì từ chối tham gia một kiểm tra như vậy là một án tù lên đến một năm và phạt tiền lên đến 20.000 baht (592 USD) hoặc cả hai.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.