• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Khi mỗi tài xế là một tuyên truyền viên

20/06/2019, 07:16

Nếu mỗi người lái xe dịch vụ cũng là một “tuyên truyền viên” thì ý thức tham gia giao thông của cả các khách hàng cũng sẽ được nâng cao.

Cài dây bảo hiểm giúp người đi ô tô được an toàn hơn (Ảnh minh họa)

“Ông ơi, ông cài dây bảo hiểm vào chưa? Như vậy mới an toàn ông ạ”, cậu con trai út còn nhỏ tuối của tôi từ ghế sau chồm lên phía ghế trên bên phải hỏi ông nội khi chiếc xe taxi vừa chuyển bánh. Con có thói quen “cẩn thận” như vậy không phải vì nhà có ô tô, thường được bố mẹ nhắc nhở. Chỉ là một lần, gia đình tôi gọi dịch vụ ô tô qua Grab.

Cậu út như thường lệ thường được ưu tiên ngồi ghế trước, vừa lên xe đã được bác tài xế nhắc: “Chàng trai đừng quên cài dây bảo hiểm nhé”. Rồi bác hướng dẫn con cách cài dây an toàn và nói vì sao phải làm vậy. Thế là từ đó, cậu tự giác, cứ đi xe ô tô là cài dây bảo hiểm, rồi nhắc nhở mọi người nếu ai đó không thực hiện.

Một hành động nhỏ, nhưng không phải tài xế taxi truyền thống hay taxi công nghệ nào cũng ý thức thực hiện được. Với họ, việc khách có cài dây bảo hiểm theo quy định của pháp luật, đồng thời bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông hay không không quan trọng; miễn “thượng đế” không phàn nàn, ý kiến gì là được. Hơn nữa, không như đi xe ôm buộc phải đội mũ bảo hiểm, cảnh sát giao thông cũng rất ít khi “soi”, phạt hành vi không cài dây bảo hiểm của người ngồi trên xe, trừ tài xế. Thành ra, cả tài xế và khách đều vô tư phạm luật.

Nhắc đến vấn đề này, tôi nhớ chuyến du lịch Myanmar vào cuối năm 2018. Khi đó, chúng tôi đã phải di chuyển rất nhiều và đều sử dụng taxi hoặc Grab. Có điều lạ là, dù ở đất nước nghèo, lạc hậu hơn Việt Nam, trên đường phố cũng ít thấy bóng dáng cảnh sát giao thông nhưng ý thức của tài xế khi tham gia giao thông rất cao.

Lần đầu tiên lên xe Grab, ngồi ở ghế cạnh tài xế, tôi được tài xế nhắc phải cài dây an toàn. Lần khác, cũng tương tự, tài xế nhắc khách. Kể từ đó, mỗi lần di chuyển bằng taxi hay Grab, tôi đều tự động cài dây bảo hiểm, không chờ đến khi phải nhắc. Chưa kể, có khi tắc đường, chúng tôi thấy làn bên cạnh đang trống, có thể len sang cho nhanh thoát nên đề nghị tài xế nhưng họ không thực hiện, vẫn kiên nhẫn đi đúng làn của mình…

Thế mới thấy, nếu mỗi người lái xe dịch vụ, mỗi tài xế taxi truyền thống hay taxi công nghệ tự giác tuân thủ nghiêm luật giao thông, đồng thời cũng là một “tuyên truyền viên” thì ý thức tham gia giao thông của cả các khách hàng cũng sẽ được nâng cao.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.