• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái xe an toàn

“Khát” lái xe hạng FC: Mỗi năm có thể đào tạo hàng ngàn

05/06/2015, 06:06

Trước việc khan hiếm GPLX hạng FC, thêm hai cơ sở đào tạo tại TP Hồ Chí Minh được thực hiện việc đào tạo.

42
Ông Nguyễn Thắng Quân

Trước tình trạng khan hiếm GPLX hạng FC gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN) vận tải trong việc tuyển dụng lái xe, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Thắng Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện, người lái (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, sẽ kiến nghị Bộ GTVT cho phép các cơ sở được phép nâng tỷ lệ thuê xe đầu kéo để phục vụ đào tạo từ 30% lên 60% để đáp ứng nhu cầu.

Mỗi năm có thể đào tạo hàng nghìn lái xe FC

Nhiều DN vận tải tại các thành phố lớn như: TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… phản ánh tình trạng thiếu trầm trọng lái xe có GPLX hạng FC khiến họ gặp khó khăn khi tuyển dụng. Theo ông đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Thực tế cho thấy, từ khi có Quyết định số 977 của Bộ GTVT, công tác đào tạo, cấp GPLX hạng FC đã đáp ứng nhu cầu. Hiện cả nước đang có khoảng 36 cơ sở đào tạo lái xe hạng FC. Tuy nhiên, theo chúng tôi nắm được, sau một thời gian thực hiện nhu cầu về loại GPLX này đã bão hoà nên nhiều cơ sở đào tạo phải bán xe vì không có người học.

Đến nay, do việc siết chặt công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nên nhu cầu về loại GPLX này tăng lên, phát sinh nhu cầu học loại GPLX này. Các địa phương có nhu cầu này tăng mạnh là Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. Từ đầu năm đến nay, bốn cơ sở đào tạo tại TP Hồ Chí Minh đã cấp 750 GPLX hạng FC. Một nguyên nhân nữa có thể kể tới là trong thời gian qua, nhiều người có GPLX hạng FC nhưng đã cao tuổi hoặc do không tìm được việc nên đã chuyển đổi nghề nghiệp.

Để tháo gỡ, chúng tôi vừa cấp phép thêm cho hai cơ sở đào tạo tại TP Hồ Chí Minh thực hiện việc đào tạo GPLX hạng FC. Với số lượng các đơn vị đào tạo như hiện nay, mỗi năm có thể đào tạo hàng nghìn lái xe hạng FC nên theo tôi là hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu. Hiện nay, Hải Phòng cũng đã có bốn cơ sở đào tạo nên chắc chắn sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của các DN.

Theo tính toán, đến nay các trung tâm đào tạo lái xe nói chung chỉ khai thác được khoảng 50 - 60 % năng lực đào tạo nên hoàn toàn thừa khả năng để đáp ứng yêu cầu.

43
Sát hạch nâng hạng tài xế có bằng C lên bằng FC tại TP HCM - Ảnh: Phan Tư

Cho phép cơ sở đào tạo tăng tỷ lệ thuê xe đầu kéo

Trước mắt, nhu cầu tài xế có GPLX hạng FC tăng đột biến, vậy Tổng cục Đường bộ VN có biện pháp tháo gỡ nào không, thưa ông?

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo, chỉ có biện pháp tăng cường đầu tư. Tuy nhiên, do việc tăng đột biến nhu cầu về loại GPLX này lại chỉ mang tính thời vụ nên các cơ sở đào tạo sẽ phải tính toán rất kỹ xem có hiệu quả hay không, nếu ồ ạt đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện đào tạo nhưng khi nhu cầu bão hoà sẽ rất khó khăn cho họ.

Nhằm giải quyết tình trạng này, chúng tôi dự kiến sẽ có văn bản đề xuất Bộ GTVT cho phép các cơ sở đào tạo được tăng tỷ lệ thuê xe đầu kéo để phục vụ đào tạo. Nếu trước đây theo quy định tại Thông tư 46, các cơ sở đào tạo chỉ được phép tối đa có 30% xe đi thuê để phục vụ đào tạo thì nay có thể sẽ đề xuất cho phép tăng tỷ lệ này lên 50 - 60%. Điều này giúp cho các cơ sở đào tạo khi nhu cầu tăng cao thì có thể thuê thêm phương tiện, còn khi nhu cầu giảm xuống thì cũng không phải đầu tư phương tiện, người dạy và cơ sở vật chất quá lớn.

Một số DN có đề xuất cần thay đổi chương trình đào tạo, cấp GPLX hạng FC như: Giảm thâm niên và độ tuổi được cấp GPLX hạng FC. Theo ông điều này có thể thực hiện được không?

Điều này là rất khó thay đổi. Theo Luật GTĐB, người đến 21 tuổi đủ điều kiện được cấp GPLX hạng C và 24 tuổi đủ điều kiện được cấp GPLX hạng FC. Chương trình đào tạo cũng quy định, khi có GPLX hạng C phải có thêm thâm niên ba năm lái xe an toàn mới đủ cơ sở để cấp GPLX hạng FC. Theo tôi đây là quy định phù hợp bởi như vậy người lái xe mới đủ thời gian tích luỹ kinh nghiệm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay cũng có thể tính toán giảm thâm niên lái xe xuống còn hai năm nhưng không thể quá sâu. Nếu để một năm lái hạng C mà đã cấp GPLX hạng FC sẽ tiềm ẩn nguy cơ TNGT vì khi đó họ lái xe hạng C còn chưa vững.

Thực tế, nhu cầu về lái xe hạng FC cũng không tăng ở mức độ quá lớn trong khi lái xe hạng C, có đủ thâm niên hiện vẫn còn thừa rất nhiều.

Hiện cũng có nhiều thông tin là do nhu cầu lái xe hạng FC tăng cao nên đã xuất hiện GPLX giả. Theo ông, để ngăn chặn tình trạng này cần phải làm gì?

Hiện tượng GPLX hạng FC giả là có thật. Để ngăn chặn tình trạng này, các DN khi tuyển dụng lái xe có thể truy cập mạng dữ liệu GPLX (gplx.gov.vn) để kiểm tra, xác minh GPLX. Hiện hệ thống dữ liệu này đã có 30 triệu GPLX, trong đó có khoảng 10 triệu GPLX thẻ PET. Vấn đề ở đây là DN quản lý đối với lái xe của mình và khi chưa kiểm tra, xác minh được GPLX qua mạng có thể kiểm tra sâu thông qua cơ quan quản lý, cấp GPLX.

Cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.