• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khắc phục độ bám dính thấp của cốt liệu đá miền Trung

10/01/2015, 14:17

Hàng loạt chủ đầu tư, nhà thầu tại các dự án mở rộng QL1 qua Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định đang "đau đầu" với tình trạng cốt liệu đá không đủ độ bám dính bê tông nhựa.

Cốt liệu đá bám dính thấp đang là thách thức lớn với chủ đầu tư, nhà thầu dự án QL1 qua Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định… đòi hỏi có giải pháp đảm bảo chất lượng BTN
Cốt liệu đá bám dính thấp đang là thách thức lớn với chủ đầu tư, nhà thầu dự án QL1 qua Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định… đòi hỏi có giải pháp đảm bảo chất lượng BTN

“Đỏ mắt" tìm "đá đẹp"

Trực tiếp trên hiện trường dự án, mỗi ngày ông Nguyễn Thành Lũy, Phó giám đốc Ban Điều hành Dự án QL1 đoạn Nha Trang – Đèo Cả, vốn TPCP (thuộc Ban QLDA 7) cùng các nhà đầu tư BOT đi lại như “con thoi” ở các bãi đá trên địa bàn, tỉ mỉ kiểm tra từng công nghệ sản xuất, màu đá, lượng hạt. “Tỉnh có chục mỏ đá, nhưng đa phần không đạt về chỉ tiêu độ dính bám. Mỏ đá có độ dính bám đạt yêu cầu thì chất lượng không đồng nhất giữa các vỉa đá”, ông Lũy nói.

Cụ thể, mỏ đá Hòn Ngang (xã Diên Sơn, Diên Khánh), Hòn Thị (xã Phước Đồng, Nha Trang), Đắc Lộc (xã Vĩnh Phương, Nha Trang) đạt yêu cầu về thành hạt, hàm lượng hạt thoi dẹt và độ bám dính với nhựa (cấp 3, cấp 4). Mỏ đá Hòn Dốc Mơ (xã Ninh Lộc, TX Ninh Hòa) có bám dính tốt với nhựa (cấp 4). Tuy nhiên, hiện nay mỏ chưa khai thác đại trà. Khả quan hơn là mỏ đá Núi Sầm (P Ninh Giang, TX Ninh Hòa) đạt yêu cầu về thành hạt, hàm lượng hạt thoi dẹt, nhưng lại không ổn định về độ bám đá - nhựa…   

"Đặc thù cốt liệu đá miền Trung, miền Nam chủ yếu là đá granit, có hàm lượng silica cao, khả năng dính bám đá - nhựa sẽ kém hơn so với đá vôi (mặc dù cường độ của đá gốc có cao hơn). Viện vừa tiến hành thí nghiệm dùng chất phụ gia hóa học tăng độ bám dính. Kết quả cho thấy, sử dụng phụ gia với hàm lượng khoảng từ 0.35%, dính bám đá - nhựa sẽ được nâng cao thêm một cấp”.

ThS. Nguyễn Văn Thành  Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT (Bộ GTVT)

Theo ông Lũy, đặc thù vỉa đá ở các mỏ đá tại Khánh Hòa bị pha tạp, trộn lẫn với nhau chỉ vốc một nắm trên tay là có đến bảy, tám loại đá, không đồng đều về cường độ, màu sắc và khó có thể phân loại. Trong khi, cách khai thác trên mỏ đá là bằng sản xuất công nghiệp, bằng nổ mìn, bằng khoan. 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thái Hà, Giám đốc Điều hành dự án QL1 qua tỉnh Khánh Hòa (Ban QLDA 7) cho biết, phía Bắc tỉnh Khánh Hòa có rất ít mỏ đá đạt yêu cầu để sản xuất BTN nên công tác tập kết đá cũng gặp nhiều khó khăn.

Tương tự trên địa bàn Phú Yên, Bình Định, các nhà đầu tư, nhà thầu “đau đầu” trước tình trạng cốt liệu đá có chất lượng bám dính thấp. Đại diện Ban QLDA Thăng Long cho biết, triển khai dự án QL1 qua Phú Yên bằng nguồn vốn TPCP, đá có độ bám dính kém, thành phần pha tạp, khó cho sản xuất BTN. Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ (Bộ GTVT), qua kiểm tra chất lượng tại phòng thí nghiệm, cốt liệu đá dăm Phú Yên kém nhưng chưa có giải pháp phù hợp.

Đề xuất dùng phụ gia để tăng độ bám dính

Tổng giám đốc Ban QLDA 7 Nguyễn Chung Khánh cho hay, đơn vị đã kiến nghị Bộ GTVT cho phép sử dụng phụ gia hóa học để tăng độ bám dính giữa đá và nhựa trong hỗn hợp BTN nhằm cải thiện một số chỉ tiêu cơ lý, tăng độ ổn định, chịu nhiệt của BTN cũng như nâng cao chất lượng công trình và giữ vững tiến độ. 

Được biết, Ban QLDA 7 đã thử nghiệm đến 34 mẫu bê tông nhựa khác nhau, nhưng chỉ có 9 mẫu đạt tiêu chuẩn về độ bám dính, chạy vệt hằn bánh xe, với điều kiện sử dụng phụ gia. Kết quả thực nghiệm ngoài hiện trường cho thấy, đoạn tuyến thảm BTN có phụ gia đảm bảo các tiêu chuẩn, chắc, bám dính. 

Có mặt tại hiện trường những ngày gần đây, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể trực tiếp yêu cầu Vụ Khoa học - Công nghệ, Cục QLXD&CLCTGT sớm  nghiên cứu đề xuất sử dụng phụ gia này, trong đó đặc biệt lưu ý đến đảm bảo chất lượng công trình. 

Ngày 8/1, trao đổi với  PV Báo Giao thông về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Thắng cho hay, trước mắt đồng ý dùng phụ gia ở dự án QL1 qua Khánh Hòa, sau đó tiếp tục đánh giá, triển khai ở các địa phương Bình Định, Phú Yên tùy theo tình hình thực tế, các dự án BOT hay TPCP. 

Cũng theo lãnh đạo Vụ Khoa học - Công nghệ, thực tế với đặc thù mỏ, cốt liệu đá của Khánh Hòa, toàn tuyến dự án ADB3 (Quảng Ngãi - Nha Trang) trước đây, Bộ GTVT đồng ý cho sử dụng phụ gia vì độ dính bám của đá bê tông nhựa kém.

Xuân Huy  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.