• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Hy hữu đò chở khách Hà Nội không được cập bến Hưng Yên

11/04/2018, 07:11

Một chủ bến đò ở Hà Nội có đơn thư gửi cơ quan chức năng cho rằng, bị Sở GTVT Hưng Yên "xử ép".

3

Bến đò Phương Trù (Hưng Yên) không được tiếp nhận đò của bến đò Tự Nhiên bên phía Hà Nội

Nhiều góc khuất

Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, đằng sau những trường hợp tranh chấp khai thác đò ngang cho thấy công tác quản lý vận tải khách ngang sông còn nhiều tồn tại, bất cập.

Ông Nguyễn Văn Gác, chủ bến khách ngang sông (bến đò) Tự Nhiên trên sông Hồng, thuộc địa bàn xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội vừa gửi đơn kêu cứu tới Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam liên quan đến việc bến bị dừng hoạt động nhiều tháng nay, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh vận tải. Lý do bởi, Sở GTVT Hưng Yên nhiều lần yêu cầu các bến phía Hưng Yên ngừng tiếp nhận đò của bến Tự Nhiên vì chưa được cấp phép.

Xác nhận vấn đề trên, ông Trần Xuân Huấn, chủ bến đò Phương Trù (xã Phương Trù, Khoái Châu, Hưng Yên) cho biết, theo yêu cầu của Sở GTVT Hưng Yên, bến này không dám nhận hay đưa khách sang bến Tự Nhiên như trước đây, dù cả hai chủ bến đều mong muốn được đưa phương tiện sang hai đầu bến để chở khách. Điều này thể hiện qua văn bản thỏa thuận vận tải khách giữa hai bến, có sự chứng kiến của chính quyền hai xã nơi có bến đò.

Theo Chi cục ĐTNĐ phía Bắc, Khoản 6, Điều 69, Luật Giao thông ĐTNĐ quy định trách nhiệm quản lý bến khách ngang sông thuộc về chính quyền địa phương các cấp. Tuy nhiên, thực tế phổ biến là công tác quản lý hoạt động khai thác bến khách ngang sông của chính quyền ở các địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều chính quyền cấp xã cho đấu thầu khai thác bến, mang tính chất “khoán trắng” công tác bảo đảm an toàn cho người trúng thầu khai thác bến đò. 

Trước sự việc hy hữu này, PV Báo Giao thông tìm hiểu và ghi nhận, đằng sau vấn đề thủ tục cấp phép hoạt động bến đò, còn có chuyện cạnh tranh không lành mạnh trong khai thác. Theo các tài liệu PV có được, trước năm 2016 bến đò Tự Nhiên và Chương Dương chỉ là “hai đầu” trong một bến đò, nằm gần nhau và được Sở GTVT Hà Nội cấp chung một giấy phép mở bến. Năm 2017, do nội bộ các cá nhân khai thác không thống nhất, “hai đầu” được tách ra thành 2 bến đò độc lập.

Các giấy phép hoạt động bến do Sở GTVT Hà Nội cấp cho hai bến không ghi tên bến đối lưu, còn bến phía bên bờ Hưng Yên cấp (tháng 12/2017) chỉ ghi đối lưu là bến Chương Dương. Đây cũng là lý do khiến Sở GTVT Hưng Yên yêu cầu bến phía bờ Hưng Yên ngừng tiếp nhận phương tiện của bến Tự Nhiên. Ngoài ra, theo văn bản của Sở GTVT Hưng Yên, lý do yêu cầu ngừng tiếp nhận đò còn do “phản ánh của chủ bến Chương Dương về việc bến Phương Trù đón thêm phương tiện của bến Tự Nhiên khi được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền”.

Ông Trần Văn Gác, chủ bến đò Tự Nhiên thừa nhận, hai bến đò Tự Nhiên và Chương Dương đã hoạt động chung được hơn chục năm, sau do bất đồng nên mới tách ra. Việc cấp phép do các cơ quan Nhà nước cấp, nên cũng không ngờ xảy ra tình huống trớ trêu trên.

Còn ông Trần Văn Huấn, chủ bến Phương Trù nói: “Các phương tiện, người lái ở hai bến đều đủ điều kiện hoạt động, bảo đảm an toàn. Việc đưa đón sẽ thuận lợi hơn cho hành khách, tôi mong được hoạt động đối lưu cả hai bến phía Hà Nội, nhưng theo văn bản của Sở GTVT Hưng Yên, chúng tôi không dám tiếp nhận đò của bến Tự Nhiên”.

Một điểm đáng lưu ý khác, sau khi có yêu cầu của Sở GTVT Hưng Yên, chủ bến Tự Nhiên và Phương Trù đã làm thêm một đầu bến bên phía Hưng Yên để tiếp nhận phương tiện. Tuy vậy, do chưa có giấy phép nên đến nay đò của bến Tự Nhiên vẫn không được đưa khách sang bờ Hưng Yên, còn đầu bến mới cũng... bỏ không.

Quản lý thiếu thống nhất

Theo quy định hiện hành, việc cấp phép bến đò ngang trên các tuyến đường thủy quốc gia do Sở GTVT địa phương thực hiện. Thực tế thời gian qua cho thấy, xảy ra khá nhiều tình huống cạnh tranh, tranh chấp phức tạp trong khai thác bến đò.

Điển hình năm 2017, vụ kiện tranh chấp hợp đồng giao khoán bến đò Quơn Long - Bình Phục Nhứt trên kênh Chợ Gạo, Tiền Giang giữa người khai thác và chính quyền xã được đưa lên tới TAND Tối cao. Nguyên nhân do bến đò đang hoạt động thì chính quyền địa phương thu lại và giao cho đơn vị khác mà không đấu thầu. Trong khi đó, hiện vẫn thiếu các quy định cụ thể trong việc tổ chức giao, quản lý, đấu thầu quyền khai thác bến đò, như việc giao hoặc đấu thầu với thời hạn dài ngắn khác nhau, tiêu chí đấu thầu cũng không đồng nhất. Hoặc trong trường hợp cấp phép, nội dung cấp phép giữa các Sở GTVT, như trường hợp bến đò nêu trên cũng không thống nhất. Nguyên nhân là theo Thông tư 50 của Bộ GTVT (quy định về cảng, bến thủy nội địa) chỉ yêu cầu các Sở GTVT nơi có sự “phối hợp và thống nhất” trong việc cấp phép.

Liên quan vụ việc trên, lãnh đạo Cục ĐTNĐ Việt Nam cho biết, cục đã chuyển đơn đến Sở GTVT Hà Nội đề nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc trên và tạo điều kiện thuận lợi cho bến đò Tự Nhiên hoạt động.

Còn ông Trần Đăng Hải, Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng, Sở GTVT Hà Nội thông tin, đơn vị đã tiếp nhận và đang xem xét, giải quyết vụ việc trên.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.