• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Hưng Yên: Tăng người gác, quyết liệt ngăn vượt đường ngang

28/02/2017, 11:05
image

TNGT đường sắt tại Hưng Yên đang ở mức báo động khi số người chết trong năm 2016 tăng 500%

12

Cán bộ UBND huyện Văn Lâm cùng cựu chiến binh chắn gác tàu tại đường ngang dân sinh Đình Dù (chụp lúc 16h20 ngày 16/2)

TNGT đường sắt tại Hưng Yên đang ở mức báo động khi số người chết trong năm 2016 tăng 500% và trong tháng 2/2017, lại có hai vụ tai nạn đường sắt làm ba người thương vong. Các vụ tai nạn đường sắt đều xảy ra ở đường ngang dân sinh.

Nỗi ám ảnh của người gác tàu

Đúng 16h ngày 14/2, cựu chiến binh Lê Xuân Phả ra đứng ở đường ngang dân sinh Đình Dù (Văn Lâm) để gác chắn cho chuyến tàu Hà Nội - Hải Phòng sẽ qua lúc 16h20. Ông chuẩn bị cờ, đeo băng tay bảo vệ, quan sát tình hình giao thông và làm “barie sống” ngăn, chắn các phương tiện khác đi qua đường tàu. Mặc dù ông Phả đã yêu cầu dừng xe trước khi tàu chạy đến nhưng vì chủ quan khi chưa thấy tàu xuất hiện, một số phương tiện vẫn cố tình vượt qua đường ngang.

Vị trí này mới xảy ra vụ TNGT giữa xe ô tô BKS 30A- 821.47 với một đoàn tàu chở khách, làm hai người trên xe bị thương nặng ngày 4/2. Ông Phả nhớ lại, khi tàu rú còi cũng là lúc đoạn đường ngang Đình Dù bị ùn tắc. Xe ô tô BKS 30A-821.47 cố vượt qua đường ray nhưng phía trước có hai xe ô tô khác bị mắc kẹt ngay đầu cầu do bề rộng cầu hẹp cùng với lượng đông phương tiện dừng đỗ ngược chiều nên không thể di chuyển lên tiếp được.

"Hiện, trên địa bàn huyện Văn Lâm có 19km đường sắt chạy qua. Khảo sát thực tế có 62 đường ngang giao cắt với đường sắt gồm 10 đường ngang có gác chắn, 4 đường ngang có biển báo và cảnh báo tự động, còn lại 48 đường ngang dân sinh tự phát vào khu dân cư, thôn, xóm và ra cánh đồng. “Việc bổ sung nhân sự, thiết bị chỉ là giải pháp tạm thời đảm bảo ATGT đường ngang qua đường sắt. Để mang lại hiệu quả cao hơn cần có hệ thống barie cứng và có phương án thống nhất với các tàu hàng để tránh những sự cố đáng tiếc”.

Ông Đỗ Mạnh Chuông
 Phó ban ATGT huyện Văn Lâm

“Lúc này tôi cố hét to cho lái xe biết nhưng phía trong xe không ai nghe thấy gì. Tàu đến gần sát, tôi nhảy vọt ra ngoài và trong tích tắc, đoạn đuôi của xe ô tô bị tàu đâm mạnh khiến chiếc xe bẹp nát, hai người bị thương, may mắn không ai tử vong. Tận mắt chứng kiến cảnh TNGT tàu đâm sầm vào xe khiến phương tiện bẹp rúm, người bị thương máu me loang lổ, ai cũng rùng mình. Chỉ vì tài xế cố tình vượt ray tàu, tôi ngăn cản cách nào cũng không được”, ông Phả chia sẻ.

Ông Đỗ Mạnh Chuông, Phó ban ATGT huyện Văn Lâm cho biết, mặc dù đã được người gác tàu ra tín hiệu có tàu hỏa đến nhưng xe ô tô BKS 30A-821.47 do anh Vũ Đức Quang, ở TP Hải Dương điều khiển vẫn cố tình vượt đường ngang, dẫn đến va chạm với đoàn tàu. “Ngay sau đó, ngày 7/2, tại Km 35 + 900 thuộc địa phận xã Lương Tài, huyện Văn Lâm cũng xảy ra vụ TNGT đường sắt giữa xe ôtô BKS 89C-122.06 do anh Đỗ Trọng Lãm ở Mỹ Hào (Hưng Yên) điều khiển va chạm với tàu hỏa đi theo hướng Hà Nội - Hải Phòng làm anh Lãm tử vong.

Nguyên nhân hai vụ TNGT trên do lỗi của người tham gia giao thông không quan sát, cố tình vượt qua đường ngang giao qua với đường sắt không có barie gác chắn. Hiện, UBND huyện Văn Lâm đã bổ sung người canh gác tàu và sử dụng dây thừng căng ngang không cho các phương tiện cố vượt khi tàu chạy đến”, ông Chuông cho biết.

Xem thêm video:

Bài giải chỉ tạm thời

Chiều 16/2, PV Báo Giao thông có mặt tại đường ngang dân sinh Đình Dù đoạn Km21+110. Tại đây, đã có hai người làm nhiệm vụ gác chắn tàu, ngoài cựu chiến binh Lê Xuân Phả còn có anh Phùng Văn Cung (cán bộ Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Văn Lâm). Một chiếc chòi canh cố định, khang trang cũng đã được lắp đặt tại chỗ phục vụ cho ca trực, các thiết bị như cờ phất, còi và dây thừng chắn đường mỗi khi tàu chạy qua cũng đã được trang bị đầy đủ.

Đúng 16h, khi chuyến tàu khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng chuẩn bị chạy đến, ông Phả và anh Cung đứng hai bên đầu đường, ra tín hiệu dừng xe và dùng dây dựng hàng rào ngang đường, do vậy không có phương tiện nào cố vượt qua đường ray. Cứ thế, chuyến tàu lướt qua nhanh mà không gặp phải chướng ngại vật nào.

Anh Phùng Văn Cung cho biết: “Trước đây chỉ có các cựu chiến binh làm nhiệm vụ gác chắn tàu ở vị trí này nhưng sau các vụ TNGT đường sắt gần đây, chúng tôi được huy động ra tăng cường và trực tàu khách liên tục từ 6 - 18h. Việc sử dụng dây thừng làm barie ở hai bên đường đang phát huy hiệu quả khi không có phương tiện nào cố tình vượt qua đường ray nữa”.

Theo anh Cung, được bổ sung nhân sự, thiết bị, nhưng người gác chắn tàu vẫn gặp khó vì không biết lịch chạy cố định của tàu hàng. Mỗi khi tàu hàng đến gần, người gác tàu phải chú ý nghe còi rồi mới chạy ra đứng gác. Nhiều lúc các phương tiện qua lại đông đúc, ồn ào không thể nghe tiếng còi tàu hàng nên cũng ra gác chậm hoặc không kịp. “Các đơn vị ga tàu hay chủ tàu hàng nên trang bị cho chốt gác tại đường ngang dân sinh một điện thoại bàn để kết nối, biết được chính xác giờ tàu chạy để canh gác đường ray an toàn”, anh Cung đề nghị.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.