• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Hơn 14 tỷ đồng xóa “điểm đen” phát sinh phía thượng lưu cầu Văn Lang

Giao thông 24h

Hơn 14 tỷ đồng xóa “điểm đen” phát sinh phía thượng lưu cầu Văn Lang

28/03/2022, 16:09

Cục Đường thủy nội địa VN đầu tư 14,4 tỷ đồng để thanh thải dải đá ngầm trên luồng đường thủy dẫn vào cầu Văn Lang, sông Hồng.

Ngày 28/3, Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, đơn vị này đang lập dự án đầu tư thanh thải dải đá ngầm trên luồng đường thủy Km260-Km261 sông Hồng nhằm giải quyết “điểm đen” TNGT đường thủy khu vực cầu Văn Lang, tạo thuận lợi cho phương tiện lưu thông.

Luồng phía thượng lưu cầu Văn Lang có nhiều đá ngầm nguy hiểm nên phương tiện thủy không lưu thông (chụp tháng 3/2022).

“Hiện dự án đang trong giai đoạn khảo sát thực địa, lập báo cáo kỹ thuật và chuẩn bị thủ tục liên quan. Trong tháng 4/2022 sẽ tổ chức đầu thầu lựa chọn nhà thầu và dự kiến hoàn thành thi công trong tháng 6/2022. Ước tính tổng mức đầu tư dự án là hơn 14,4 tỷ đồng”, lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa VN thông tin.

Luồng đường thủy Km260-Km261 nằm phía thượng lưu cầu Văn Lang (nối huyện Ba Vì, Hà Nội và Tp.Việt Trì, Phú Thọ) trực tiếp dẫn phương tiện đi qua khoang thông thuyền của cầu. Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, trước đây luồng đường thủy qua khu vực trên ổn định, bảo đảm cho phương tiện lưu thông, nhưng sau khi cầu Văn Lang hoàn thành (năm 2018), dòng chảy qua khu vực trên có sự thay đổi đáng kể, luồng đường thủy bị thu hẹp và giảm độ sâu. Đặc biệt, trên luồng xuất hiện các bãi đá ngầm gây nguy hiểm cho tàu thuyền.

Hầu hết phương tiện lưu thông qua cầu Văn Lang theo luồng tự phát (bờ phía huyện Ba Vì, Hà Nội), nhưng luồng cạn nên thường xuyên xảy ra mắc cạn, tai nạn (chụp tháng 3/2022).

Cầu Văn Lang chỉ có một khoang thông thuyền, trong khi luồng dẫn vào khoang thông thuyền nguy hiểm nên phần lớn phương tiện thủy không lưu thông qua. Thay vào đó, các phương tiện tập trung chờ nước lên để đi qua cầu theo luồng tự phát (bờ phía Ba Vì).

Tuy nhiên, luồng tự phát cũng thường xuyên bị cạn, dòng chảy phức tạp và cũng không được bố trí báo hiệu đường thủy nên nhiều tàu chở hàng bị mắc cạn, thậm chí đâm va vào trụ cầu dẫn đến đắm phương tiện, thiệt hại về người. Theo đơn vị bảo trì đường thủy, gần đây nhất là ngày 8/1/2022, tàu chở cát VP-0127 bị đắm tại cầu Văn Lang, khiến một thuyền viên trên phương tiện thiệt mạng.

Được biết, Công an tỉnh Phú Thọ cũng vừa có văn bản đề nghị Cục Đường thủy nội địa VN sớm tổ chức thanh thải bãi đá ngầm trên sông Hồng khu vực cầu Văn Lang để giải quyết “điểm đen” tai nạn trên, tạo thuận lợi cho vận tải thủy trên tuyến.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Văn Lang nối QL 32 với QL 32C (nối huyện Ba Vì, Hà Nội và TP.Việt Trì, Phú Thọ) có tổng mức đầu tư hơn 1.460 tỉ đồng, do Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT.
Công trình cầu gồm hần cầu chính 1,55km, đường dẫn 9,46km và nút giao cuối tuyến hai bên đầu cầu. Dự án bắt đầu thu phí từ đầu tháng 1/2019.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.