• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Hòa Bình: Lên núi, xuống thuyền tuyên truyền ATGT

11/08/2016, 08:42
image

Llực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình trực tiếp đến từng bản, xã, từng con thuyền để tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật TTATGT.

14

Tuyên truyền Luật GTĐB đến  đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa - Ảnh minh họa: Phan Tuân

“Phủ sóng” ATGT tận thôn, bản

Tại chợ phiên ở xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình) cuối tháng 7, từ sáng sớm, lực lượng CSGT đã căng những tấm pano, bảng ảnh tuyên truyền pháp luật TTATGT cho bà con. Khi tiếng loa của CSGT cất lên, bà con đi chợ tập trung lại, cán bộ CSGT bắt đầu nêu ra các tình huống giao thông, hướng dẫn, trả lời các câu hỏi của bà con. Sau một hồi lắng nghe CSGT tuyên truyền, chị Xổm Y Khi ở xã Pà Cò quay sang bảo chồng: “Chồng nghe cán bộ nói đấy, không được lái xe máy khi đã uống rượu. Tan chợ hôm nay, để mình chở chồng về”.

Theo Thượng tá Bùi Mạnh Thắng, Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình, do địa phương là tỉnh miền núi, bà con vùng sâu, vùng xa còn chưa nắm bắt nhiều kiến thức pháp luật TTATGT nên vẫn phổ biến tình trạng người điều khiển xe máy không có GPLX, uống rượu, bia say vẫn điều khiển xe, không đội MBH… Do đó, để đưa kiến thức pháp luật TTATGT đến với bà con, Phòng CSGT đã phối hợp với Ban ATGT triển khai các buổi tuyên truyền ATGT trực tiếp tại xã, bản; Trong đó, chú trọng các bản làng vùng cao.

"Nhờ công tác tuyên truyền, TTKS được đẩy mạnh, có trọng tâm, phù hợp thực tiễn mà 6 tháng đầu năm, Hòa Bình giảm mạnh TNGT so với cùng kỳ năm 2015. Dù thời gian này xảy ra vụ cháy xe ở dốc Thung Khe, nhưng số vụ TNGT vẫn giảm 2 vụ, giảm 13 người chết…”.

Thượng tá Bùi Mạnh Thắng
Phó phòng CSGT
Công an tỉnh Hòa Bình

“Nội dung tuyên truyền, giáo dục ATGT cho bà con vùng cao phải rất thiết thực, tập trung giải thích biển báo, hướng dẫn những thao tác, kỹ năng lái xe trên các địa hình đèo dốc, trơn trượt, vận động bà con không uống rượu, không phóng nhanh, vượt ẩu, phải đội MBH, lái xe phải có GPLX… 6 tháng qua, phòng đã tổ chức 12 buổi tuyên truyền pháp luật TTATGT tại các khu dân cư với hơn 2.000 người tham dự; Gửi 436 thông báo về nơi cư trú, công tác, học tập của người vi phạm…”, Thượng tá Thắng nói.

Ông Lê Ngọc Quản, Phó giám đốc Sở GTVT Hòa Bình cho biết, Văn phòng Ban ATGT tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền pháp luật TTATGT đến người dân vùng cao. Nội dung tuyên truyền là những hình ảnh, video, ký hiệu cảnh báo cùng những tình huống cụ thể về các vụ TNGT, các mức phạt vi phạm giao thông... Đối tượng tuyên truyền tập trung vào lứa tuổi thanh, thiếu niên và các cán bộ thôn xóm để lấy lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền sâu rộng pháp luật TTATGT tới cộng đồng.

“Các lớp học tại xã đều được bà con rất quan tâm. Sau khóa học, nhiều bà con bày tỏ mong muốn được Ban ATGT in các bài giảng thành đĩa, mỗi dịp tổ chức hội họp sẽ mở đĩa lên để tuyên truyền, cảnh báo, nhắc nhở mọi người đảm bảo ATGT cho bản thân và gia đình”, ông Quản nói.

Xuống thuyền vận động đăng kiểm

Hòa Bình có nhiều sông, suối, hồ, đầm lớn, trong đó, sông Đà chảy qua địa phận Hòa Bình dài 151 km, sông Bôi dài 66 km, khu vực lòng hồ Sông Đà tổng diện tích 2.249 km… Để đảm bảo ATGT cho các phương tiện hoạt động trên lòng hồ, lực lượng chức năng trên địa bàn đã trực tiếp xuống từng thuyền, đò để tuyên truyền ATGT, hướng dẫn chủ phương tiện làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm phương tiện.

Ông Lê Ngọc Quản cho biết, Hòa Bình có tới 855 phương tiện thủy nội địa thuộc diện phải đăng ký, đăng kiểm. Trong đó, phương tiện không có động cơ là 601 chiếc, phương tiện chở khách đang hoạt động là 144 chiếc. Nhưng tính đến ngày 16/2/2016, chỉ có 4 phương tiện chở khách trên địa bàn có đăng ký, đăng kiểm. Còn lại đều là đăng kiểm đã hết hạn, chưa đăng kiểm lại hoặc các phương tiện đóng theo hình thức dân gian.

Trước thực trạng đó, Ban ATGT tỉnh đã lập Tổ kiểm tra liên ngành gồm Ban ATGT tỉnh, Thanh tra Sở GTVT, Công an tỉnh, Đại diện Cảng vụ II Hòa Bình, Chi cục Đường thủy nội địa… phối hợp với Chi nhánh Đăng kiểm Hà Sơn Bình đã trực tiếp xuống làm việc với 152 chủ phương tiện thủy, đo vẽ, làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm cho từng phương tiện. Sau 5 tháng triển khai, đến nay, đã cấp Giấy chứng nhận đảm bảo ATKT&BVMT cho 70 phương tiện với thời hạn 6 tháng đối với các phương tiện tự ý thay đổi nhỏ nhưng không làm ảnh hưởng đến an toàn của phương tiện.

Đối với các phương tiện đóng theo hình thức dân gian không có hồ sơ thiết kế, hiện đã có 41 phương tiện thuê đơn vị thiết kế làm thiết kế và hoàn thiện hồ sơ để Cục Đăng kiểm Việt Nam duyệt. Trong số 41 phương tiện này, tính đến ngày 4/7/2016, đã cấp hồ sơ thiết kế cho 17 phương tiện.

“Số phương tiện còn lại, các chủ phương tiện đã đề nghị đơn vị thiết kế thực hiện làm thiết kế phương tiện. Do kiểu dáng, mục đích sử dụng các phương tiện là khác nhau nên đơn vị thiết kế đang tiếp tục xuống từng thuyền làm công tác đo lường để có được hồ sơ thiết kế chính xác nhất cho người dân”, ông Quản cho hay.

>>> Xem thêm video: Thanh niên không MBH làm xiếc trên đường

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.