• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

“Hiệp sĩ giao thông” và nghiệp cứu người

29/05/2015, 19:35

"Hai bố con may mắn cứu được nhiều người trong vụ lật thuyền, nhưng em lại không giúp gì được cho ba sau TNGT..."

14
Trần Văn Truyền trong một ca trực cứu hộ

Tám năm sau ngày cứu hàng chục người đuối nước trong vụ lật thuyền tại khu vực biển Nam Ô (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), “hiệp sĩ giao thông nhí” Trần Văn Truyền giờ đã thỏa chí đam mê bơi lội khi trở thành nhân viên cứu hộ bãi biển trẻ nhất Đà Nẵng.

“Rái cá” cứu người

Truyền đón tôi ở cổng. Căn nhà bình dị. Thật khó hình dung chàng “rái cá” nhí gần chục năm về trước giờ đã là chàng trai vạm vỡ, cao to. Thắp nén hương trước bàn thờ di ảnh người cha Trần Văn Mến vừa qua đời sau vụ TNGT, Truyền trầm ngâm lấy chiếc hộp chứa gần như đầy đủ những tờ báo, những bức thư của bạn đọc gần xa gửi đến gia đình thể hiện sự cảm kích đối với hành động nghĩa hiệp của cha con ông Mến, cứu người trong vụ lật thuyền định mệnh ngày 29/4/2007.

Ký ức Truyền ùa về, chập chờn. Ngày đó, cậu bé Truyền đang là học sinh lớp 7 trường Nguyễn Thái Bình. Nhỏ thó nhưng năng động, với Truyền nước là “không gian thỏa sức vùng vẫy”. Gia cảnh và tuổi thơ của Truyền đầy cơ cực, từ nhỏ đã cùng gia đình lên vùng triền núi khai hoang, làm ruộng, trồng bắp. Lúc rảnh, cậu bé ra mỏm đá ven bờ vịnh câu cá, kiếm thức ăn cho gia đình.

Có một con đường mang tên Trần Văn Truyền

Sau vụ lật thuyền năm 2007, ông Nguyễn Bá Thanh (lúc đó đang là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) đã đến tận nhà thăm hỏi và trao quà cho Truyền. Nhận thấy con đường vào nhà em quá lầy lội và khó đi, ông Thanh đã yêu cầu cho xây gấp một con đường bê tông dài 200m chạy ngang qua nhà em. Thế là sau 10 ngày, người dân vùng ngoại ô này đã có một con đường mới khang trang, thuận tiện cho việc đi lại. Người dân tại phường Hòa Hiệp Bắc vui mừng đặt tên đường Trần Văn Truyền cảm ơn việc làm nghĩa hiệp của em.

Sáng ngày 29/4/2007, Truyền đang đi câu thì thấy một nhóm thanh niên khoảng 22 người giong con thuyền nhỏ ra biển Nam Ô. Khi thuyền ra đến khu vực bãi Hẳm, cách bờ chừng 150 m thì bất ngờ gặp gió lớn, sóng biển cuồn cuộn dâng lên làm con thuyền chao đảo và lật úp. Hàng chục cánh tay vùng vẫy giữa biển, nhiều người hoảng loạn cố bám vào vài ba chiếc thùng xốp đựng thức ăn và nước uống. Vừa thấy vụ lật thuyền, Truyền không do dự. Cậu bé 14 tuổi vứt cần câu và chạy thẳng lên rẫy tri hô mọi người cứu giúp. Truyền báo cho cha mình biết có người đang đuối nước và nói ông cắt dây ống nước dùng tưới rẫy đưa cho mình. “Hiệp sĩ nhí” nhớ lại: “Lúc đó em chỉ nghĩ là làm sao để cứu được họ. Em lấy dây ống nước quấn quanh người, đưa một đầu dây cho ba giữ trên bờ và bơi nhanh ra biển. Khi tiếp cận được nhóm người đó, em tháo dây và nói họ bám theo dây. Ba em ở trên bờ dùng hết sức để kéo họ vào trong khi em bơi theo và cố dìu những người đang đuối sức”.

Đợt đầu, Truyền kéo được 6 người vào bờ an toàn, rồi như một “rái cá”, em lại thoăn thoắt bơi ra để cứu những người còn lại. “Em nhớ lúc đó ba rất lo lắng và nói để ba cùng bơi ra, nhưng em ngăn lại vì một mình em có thể làm được, ba phải ở đây để giúp họ hồi sức. Ba chưa kịp kéo tay, thì em đã nhảy tiếp xuống biển rồi”, Truyền kể. Trong buổi sáng hôm đó, Trần Văn Truyền đã cứu được 16 người vào bờ. Giọng cậu trầm buồn: “Vẫn còn 6 người khác, mình bất lực không thể cứu giúp. Họ chìm dần trước ánh mắt thất thần, bất lực của hai bố con”.

15
Giấy chứng nhận “Hiệp sĩ giao thông” của Trần Văn Truyền 

Vượt sóng gió cuộc đời

Bà Nguyễn Thị Lụm (54 tuổi, mẹ Truyền) nhấp nhẹ ly trà, giọng nghèn nghẹn kể lại vụ TNGT cướp đi sinh mạng người chồng: “Cách đây 6 tháng, chồng tôi ra Huế thăm bà con, không may gặp tai nạn trên đường. Gia đình bây giờ chỉ còn ba mẹ con, hoàn cảnh cũng chẳng khá giả gì”. Bà Lụm bây giờ sức khỏe yếu, không còn khả năng làm rẫy như xưa nên đã xin vào làm tại một xưởng sản xuất giấy gần nhà.

Truyền bộc bạch: “Hai bố con may mắn cứu được nhiều người trong vụ lật thuyền thảm khốc, nhưng em lại không giúp gì được cho ba sau TNGT. Mọi chuyện quá nhanh và đau lòng”.

Nhìn con trai tuổi mới lớn, bà Lụm vững lòng: “Em nó thật thà và ít nói lắm. Đi làm về là ở nhà phụ giúp việc nhà. Chỉ tiếc là ba nó không còn để chứng kiến nó trưởng thành”. Bà Nguyễn Thị Sang (82 tuổi), hàng xóm của Truyền tâm sự: “Thằng Truyền nó hiền lành lắm. Ở đây ai cũng quý mến, nó đi đâu cũng được người ta thương”.

Trong gian phòng khách nhỏ, Truyền treo trang trọng những bằng khen, giấy chứng nhận, hình ảnh mình được khen thưởng vì thành tích dũng cảm cứu người. Năm đó, sau vụ lật thuyền, nhiều cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cùng bằng khen cho Truyền. Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang... đã gửi giấy khen ghi nhận công lao của em. Trần Văn Truyền đã được mời ra Hà Nội nhận kỷ niệm chương Vinh quang Việt Nam dành cho “hiệp sĩ nhí” xuất sắc cứu người. Nhiều tổ chức tặng em bằng khen “Hiệp sĩ giao thông”. Cuộc đời Truyền đổi thay từ đó.

Gắn với nghiệp cứu hộ

Từ trung tâm huấn luyện và đào tạo vận động viên Đà Nẵng, HLV bộ môn bơi lội Phan Thanh Toại đã tìm đến tận nhà để “xem giò” Truyền và đưa em vào đội bơi lội của thành phố. Sáu năm tập luyện tại trung tâm này, Truyền được cử đi thi đấu tại nhiều giải bơi trong nước và giành được nhiều huy chương, trong đó có huy chương bạc tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2012, nhận thấy khả năng thi đấu không thể phát triển hơn được nữa, Truyền đã bày tỏ nguyện vọng được nghỉ tập tại trung tâm và nhờ HLV Phan Thanh Toại xin cho em làm cứu hộ biển. Truyền kể: “Làm vận động viên và đi thi đấu được 6 năm, em cảm thấy mình không thật sự phù hợp nên đã xin HLV cho em nghỉ. Từ nhỏ em đã muốn được vùng vẫy thỏa thích trên biển. Có lẽ công việc cứu hộ biển chính là cái nghiệp của em như lần em cứu người 8 năm trước”.

Được Sở VH, TT&DL Đà Nẵng giới thiệu, Trần Văn Truyền vào làm tại Resort Vinpearl Luxury Đà Nẵng theo đúng nguyện vọng của em là công việc cứu hộ bãi biển. “Làm cứu hộ, luôn luôn hướng mắt ra biển quan sát và hướng dẫn du khách tắm biển an toàn, em cảm thấy mình mới thật là mình”, Truyền tâm sự.

Trần Văn Truyền trở thành nhân viên cứu hộ trẻ nhất Đà Nẵng khi mới 19 tuổi. Một ngày làm việc của Truyền bắt đầu từ 4h sáng cho đến 2h chiều. Ngoài công việc chính, em còn tận tình hướng dẫn nhiều em nhỏ tập bơi, hướng dẫn các em cách mang áo phao... khi ra tắm biển.

Lãnh đạo đơn vị quản lý tại đây đánh giá cao tinh thần làm việc đầy tâm huyết, trách nhiệm của Truyền. Mỗi lần xuống nước, bơi lội giữa biển, Truyền như sống đúng với niềm đam mê của mình. Chàng trai 22 tuổi cao lớn, vạm vỡ với bờ vai rộng và đôi tay dài đặc trưng của những người bơi lội lâu năm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.