• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái xe an toàn

Hiểm họa vừa lái xe vừa nghe điện thoại

13/06/2021, 06:44

Hành vi vừa lái xe, vừa sử dụng điện thoại vẫn khá phổ biến ở Việt Nam, nhất là đội ngũ lái xe công nghệ.

Một cô gái trẻ lưu thông trên đường Tố Hữu (Hà Đông) chăm chú vào điện thoại mà “quên” mất việc quan sát xung quanh

Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại

Chiều 10/6, trên đường Tố Hữu hướng đi Lê Văn Lương, Hà Nội, mật độ phương tiện khá đông. Tuy nhiên, lái xe công nghệ mang BKS 29X3 - 019.68 vẫn ung dung một tay lái xe, một tay cầm điện thoại mà không hề tập trung nhìn đường. Đáng nói, lái xe này không chỉ sử dụng trong chốc lát mà liên tục sử dụng trên một đoạn đường dài.

Tại ngã tư Vạn Phúc - Lương Thế Vinh, ghi nhận của PV Báo Giao thông, sau khi đèn chuyển đỏ 90 giây, rất nhiều chủ phương tiện thi nhau mở điện thoại ra dùng.

Đến khi đèn chuyển xanh, một số người mắt vẫn dán vào chiếc điện thoại mà không chịu di chuyển, khiến cho dòng phương tiện phía dưới ùn ứ lại. Nhiều người bóp còi xe inh ỏi để phản ứng.

Một lúc lâu sau, những người đang sử dụng điện thoại mới ngước lên phía đèn tín hiệu và cho xe di chuyển. Một người phụ nữ lái xe máy mang BKS 29F1 - 077.20 miễn cưỡng di chuyển với tốc độ rất chậm và mắt vẫn chăm chú vào chiếc điện thoại. Đến tận gần ngã tư Tố Hữu - Khuất Duy Tiến, một số người phía sau bức xúc, vượt lên trực tiếp thúc giục, người này mới cất điện thoại vào túi và điều khiển xe đi tiếp.

Tình trạng tương tự trên cũng xảy ra phổ biến trên nhiều tuyến đường khác tại Hà Nội, trong đó phổ biến là đội ngũ lái xe công nghệ.

Tại khu vực cổng các bến xe: Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm liên tục xuất hiện hàng trăm lái xe công nghệ. Tuy nhiên, quá trình chở khách, nhận hàng, hàng loạt tài xế vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại để liên hệ.

Một số lái xe đặt trụ giữ điện thoại trên đầu xe, song quá trình di chuyển trên đường họ thường xuyên mất tập trung do mắt chỉ chăm chú vào điện thoại.

Chị Nguyễn Thị Tâm, chủ cửa hàng shop trẻ thơ trên đường Xuân Thủy (Hà Nội) chia sẻ, nhà ở mặt đường nên chứng kiến rất nhiều tình huống người lái xe không tập trung lái xe do mải mê dùng điện thoại gây TNGT.

“Cách đây ít hôm, lái xe Grab khi đang đi hướng Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu đâm vào chiếc xe máy đi phía trước, sau đó cả hai người này đều phải nhập viện và bị thương nặng”, chị Tâm kể.

Nguy hiểm hơn sử dụng rượu, bia

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Hữu Minh, Chánh văn Phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, lái xe sử dụng điện thoại là hành vi rất nguy hiểm, tiềm ẩn rủi ro cao dẫn đến TNGT. Hiện vi phạm này vẫn diễn ra phổ biến trên đường phố bởi quy định pháp luật còn bất cập, công tác kiểm tra xử phạt chưa triệt để.

Theo ông Minh, một số nghiên cứu được công bố chứng minh, tốc độ phản ứng của người lái xe khi sử dụng điện thoại giảm tới 50%. Người lái xe dùng tay sử dụng điện thoại phản ứng chậm hơn 30% so với người vi phạm quy định nồng độ cồn ở mức 80mg/100ml.

“Nói cách khác, trong trường hợp này sử dụng điện thoại còn nguy hiểm hơn hành vi uống rượu, bia khi lái xe”, ông Minh chia sẻ.

Một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) cũng chỉ ra, người sử dụng điện thoại khi lái xe có nguy cơ gây ra TNGT cao gấp 4 lần so với bình thường.

Theo ông Tạ Đức Giang, Phó chánh Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội, thời gian qua trên địa bàn Hà Nội xảy ra không ít vụ TNGT do người tham gia giao thông sử dụng điện thoại. Hành vi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại vẫn diễn ra phổ biến trên đường phố, trong đó nhiều nhất là lái xe công nghệ.

“Vừa lái xe vừa sử dụng thiết bị di động tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến tài xế không thể phản ứng khi gặp những tình huống bất ngờ, xảy ra tai nạn là điều khó tránh khỏi”, ông Giang nói và cho rằng, người tham gia giao thông nếu bắt buộc phải sử dụng điện thoại, hãy dừng hẳn xe. Đây là cách an toàn cho cả người lái xe và những người xung quanh.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch tuyên truyền mạnh mẽ đến người tham gia giao thông, nhất là các lái xe công nghệ để hạn chế tình trạng này”, ông Giang nói và đề nghị các lực lượng chức năng của TP Hà Nội tăng cường xử phạt hành vi này.

Theo Nghị định 100, mức phạt các hành vi vi phạm tăng rất cao so với quy định tại Nghị định 46 trước đây. Cụ thể, đối với lái xe máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) sẽ bị xử phạt từ 600.000 - 1.000.000 đồng (Nghị định 46 là 200.000 - 300.000 đồng).

Đối với tài xế ô tô, dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe sẽ bị phạt 1.000.000 - 2.000.000 đồng (Nghị định 46 là 600.000 - 800.000 đồng).

Trong trường hợp người điều khiển xe sử dụng điện thoại, thiết bị tai nghe gây TNGT, ngoài việc bị xử phạt hành chính sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.