• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Hệ quả “khách đâu, bến đó”

13/01/2016, 20:46

Việc xe có vào bến để đón khách hay không không quan trọng bằng việc “khách ở đâu, bến ở đó”.

images1075622_79
Ảnh minh họa.

Đối với nhiều nhà xe, việc xe có vào bến để đón khách hay không không quan trọng bằng việc “khách ở đâu, bến ở đó”. Bởi nhiều khi lượng khách đón được trong bến không đáng là bao so với số khách đón được dọc đường.

Bằng chứng là trong nhiều bài điều tra thực tế trước đây của Báo Giao thông, có nhiều nhà xe, trong đó có xe khách của các nhà xe như Nam Hà Hải, Hoàng Hà (cùng chạy tuyến Thái Bình - Hà Nội và ngược lại) thường xuyên chạy phá lộ trình, xuyên tâm nội đô và quay đầu bỏ bến để bắt khách dọc đường. Nếu chạy đúng lộ trình và không dừng đỗ trái phép để đón khách, có thể các xe này chỉ có lèo tèo vài khách nên việc coi “khách ở đâu, bến ở đó” là đương nhiên. Việc các nhà xe đua nhau vi phạm, coi bất cứ nơi nào cũng có thể là “bến xe”, trong khi việc kiểm tra, giám sát bị buông lỏng khiến tình hình TTATGT trở nên hỗn loạn, phức tạp.

Không chỉ xe chạy dù, phá lộ trình mà các xe hợp đồng trá hình đón, trả khách (loại dưới 16 chỗ) chạy không khác gì tuyến cố định như nhiều lần Báo Giao thông phản ánh cũng coi “khách ở đâu, bến ở đó”. Vì các xe này thường đến tận địa điểm khách yêu cầu, hoặc đón khách tại một địa điểm nhất định nào đó. Thực trạng này trực tiếp gây áp lực rất lớn đến tình hình TTATGT tại các đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TP HCM, bởi mọi việc dường như đang ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Có thể nói, thời gian qua các Bộ, ngành, địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, song tình trạng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách cố định trái phép (xe dù), đón, trả khách không đúng nơi quy định (bến cóc) vẫn diễn biến phức tạp, gây mất TTATGT, ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

Đặc biệt, trong dịp Tết, nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng đột biến. Đây cũng là thời gian các xe dù, bến cóc hoạt động nhộn nhịp nhất trong năm. Trong khi đó, đa phần người dân vẫn giữ thói quen đón xe dọc đường, trong khi các bến xe chính lại quá xa. Việc quy hoạch, xây dựng các điểm đón xe khách trên tuyến cũng chưa được thực hiện nên việc người dân có tâm lý ngại vào bến xe, chỉ muốn đứng bắt xe dọc đường cho thuận tiện là điều dễ hiểu.

Bởi thế, đảm bảo TTATGT dịp cuối năm là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để vấn nạn trên, cùng với việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, cơ quan chức năng cần có giải pháp đồng bộ như bổ sung điểm đón trả khách ngoài bến, lắp biển tốc độ lưu thông tối thiểu, tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân không đón xe dọc đường gây cản trở giao thông... Có như vậy mới giải quyết tận gốc vấn nạn "bến cóc xe dù" gây ùn tắc, mất trật tự ATGT.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.