• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Hải Dương: Tăng cường cảnh giới, TNGT đường sắt giảm

01/11/2017, 11:05

Sau 4 năm huy động quần chúng xuống đường cảnh giới tại 47 đường ngang dân sinh trên địa bàn, TNGT đường sắt...

5

Ông Đào Quang Bình làm nhiệm vụ cảnh giới tại lối đi dân sinh Km 67+900 - Ảnh: Diệu Linh

Quần chúng xuống đường, “hạ nhiệt” TNGT đường sắt

14h30 chiều 18/10, tại đường ngang dân sinh ở Km 67 +900 đường sắt đoạn qua địa phận xã Cộng Hòa, huyện Kim Thành, Hải Dương, ông Đào Quang Bình (SN 1955, trú tại xã Cộng Hòa) cẩn thận kiểm tra đường ray tàu, nhặt bỏ rác vướng trên đó. Ông Bình cho biết, ông nhận công việc cảnh giới tại đường ngang dân sinh Km 67+900 từ tháng 4/2013. Trung bình mỗi ngày có 8 chuyến tàu khách chạy qua, chuyến sớm nhất lúc 5h30, chuyến muộn nhất lúc 20h10. Cứ trước giờ tàu chạy 15 phút hàng ngày, ông lại có mặt tại đường ngang dân sinh này để làm nhiệm vụ cảnh giới. Trong lúc chờ tàu đến, ông kiểm tra đường ray để đảm bảo không có sự cố nào xảy ra khi tàu đi qua.

"Hàng năm, Ban ATGT tỉnh đều có kế hoạch quản lý và kiểm tra công tác cảnh giới đường ngang dân sinh, như kiểm tra đột xuất việc quần chúng có tham gia trực hay không, có mang đầy đủ thiết bị đã được cấp dùng cho việc cảnh giới không và UBND xã sở tại có ký hợp đồng lao động với những người cảnh giới hay không”.

Ông Vũ Duy Bôn
Phó chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hải Dương

14h40, khi nghe tiếng còi tàu từ xa vọng lại, ông Bình nhanh nhẹn đứng giữa lối vào đường ngang dân sinh, tay cầm cờ, thổi còi ra hiệu cho các phương tiện dừng lại chờ tàu đi qua. Và như một thói quen, ai nấy đều chấp hành hiệu lệnh của ông, dừng phương tiện lại, kiên nhẫn chờ tàu qua. Chị Hoàng Thị Lan (người dân xã Cộng Hòa) cho biết, 4 năm qua, từ ngày ông Bình làm cảnh giới, chị và người dân đi qua các đường ngang dân sinh cảm thấy yên tâm hơn, không còn lo lắng ngó ngang, ngó dọc để nhìn tàu nữa.

“Thời gian đầu nhận nhiệm vụ, thanh niên trong khu vực còn mắng tôi là hâm, nhiều người vội vàng không chấp hành hiệu lệnh, bất chấp cảnh báo mà rồ ga phóng qua đường tàu. Nhưng sau thấy tôi kiên nhẫn làm việc, đến giờ, tình trạng đó không còn nữa, ai nấy đều kiên nhẫn dừng lại chờ tàu chạy qua”, ông Bình chia sẻ.

Tại Km 67+610 đường sắt (cũng thuộc xã Cộng Hòa), ông Nguyễn Văn Phan (SN 1946) làm cảnh giới ở đây tâm sự, nhà ông cách đường ngang dân sinh này khoảng 200m nên khi được xã vận động làm nhiệm vụ cảnh giới đường sắt, ông xung phong ngay. “Từ ngày tôi làm cảnh giới, tại đây không xảy ra vụ tai nạn nào”, ông Phan nói.

Kéo giảm TNGT đường sắt

Theo thống kê từ Ban ATGT tỉnh Hải Dương, 9 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn xảy ra 4 vụ TNGT đường sắt, làm 3 người chết, không có người nào bị thương. So với cùng kỳ năm ngoái, giảm 3 vụ TNGT, giảm 2 người chết và giảm 2 người bị thương. “Nguyên nhân xảy ra tai nạn đường sắt chủ yếu do ý thức thiếu quan sát của người dân khi đi qua những nơi giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người cảnh giới”, ông Vũ Duy Bôn, Phó chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hải Dương cho biết.

Cũng theo ông Bôn, trên địa bàn tỉnh, hiện có 3 tuyến đường sắt chạy qua là tuyến Gia Lâm - Hải Phòng; tuyến Chí Linh - Phả Lại và tuyến Kép - Hạ Long. Từ năm 2013, Ban ATGT tỉnh đã huy động lực lượng quần chúng nhân dân tham gia đội cảnh giới tại 47 đường ngang dân sinh trên 3 tuyến đường sắt này. Tại mỗi lối đi dân sinh có 3 quần chúng thay phiên nhau trực, kinh phí hỗ trợ những người làm nhiệm vụ này mỗi tháng là 500 nghìn đồng/người do Ban ATGT tỉnh chi trả. “Từ khi có người cảnh giới, các điểm đường ngang dân sinh này không xảy ra bất kỳ vụ TNGT nào”, ông Bôn thông tin.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.