• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Hai chữ “cẩn thận” phải ngấm vào máu tài xế

27/11/2018, 08:38

Kiểm soát được chân côn, chân ga với người học lái không hề đơn giản.

hoc lai xe

Kiểm soát được chân côn, chân ga với người học lái không hề đơn giản. Hình minh họa

Đến các trung tâm đào tạo lái xe, với hàng trăm lượt người, từ chập chững học lái xe ô tô cho đến thi lái xe nâng hạng nếu được hỏi chạy nhanh, chạy chậm, kiểu nào khó hơn, sẽ có đúng bấy nhiêu câu trả lời: “Chạy nhanh dễ, chạy chậm là khó nhất!”.

Bài thi số 9 tăng, giảm số trên đường bằng (Một trong 10 bài tổng hợp thi sát hạch lái xe) yêu cầu học viên trong khoảng 50m phải tăng lên được một số (Từ số 1 lên số 2 với hạng B và từ số 2 lên số 3 với các xe hạng C, D, E) rồi nhanh chóng dồn số về để đi tiếp. Đây cũng chính là bài học cơ bản để một người lái xe có thể dồn, trả số khi xe gặp sự cố, hư hỏng hay nặng là mất phanh. Thường là số đông học viên không thể làm được điều này. Tăng giảm số đường bằng không làm được, nói gì đến leo đèo, xuống dốc?

Lợi dụng kẽ hở của máy chấm điểm tự động, người ta có một mẹo nhỏ để bỏ qua bài thi này đó là chỉ đi một số, không tăng, không giảm và chấp nhận trừ 5 điểm còn hơn thao tác sai có thể bị trừ điểm hàng loạt, dẫn đến trượt sát hạch. Hệ quả là hàng loạt học viên ra trường không biết dồn số khi gặp sự cố.

Một bài học mà rất hiều lái xe không còn đủ tỉnh táo để nhớ sử dụng khi mất phanh đó là: Dồn số, kết hợp sử dụng phanh tay để giảm bớt tốc độ. Đây là một biện pháp cực kỳ hiệu quả.

Kiểm soát được chân côn, chân ga với người học lái không hề đơn giản. Ngay từ những ngày đầu, việc rèn giũa cho một học viên biết chạy xe thật chậm, biết làm chủ chân côn, chân ga, chân phanh, là tập cho thuần tính kiên trì. Dạy hai chữ cẩn thận phải ngấm vào máu thịt học viên, từ việc biết chạy thật chậm mới nói đến khả năng bao quát, quan sát, xử lý tình huống. Những động tác cơ bản phải làm được thật tốt mới nói đến chạy nhanh dần và chạy an toàn. Phải xác định được lái xe không chỉ lái bằng chân tay, mà lái bằng cái đầu, bằng cả trái tim, khối óc.

Nhiều lái xe không được đào tạo đến nơi đến chốn, mỗi lần va quệt là đổ cho “xui xẻo”, họ không dám thừa nhận sự yếu kém, không để tâm rút kinh nghiệm để rồi đến thâm niên, nhiều năm lăn lộn trên đường trường nhưng sơ sẩy vẫn chết ngon lành vì căn bệnh chủ quan. Hai chữ lái xe “cẩn thận” mấy ai để tâm, để rồi không phải va quệt nhẹ, trầy da tróc vảy mà là rất nhiều vụ TNGT thảm khốc liên quan đến vượt quá tốc độ thời gian vừa qua là những bài học đau đớn. Nhiều tài xế không chỉ trả giá bằng mạng sống của mình mà còn liên lụy đến nhiều người vô tội khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.