• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Hà Nội: Tràn lan vi phạm đê điều trước mùa mưa bão

23/05/2016, 07:12

Nhiều tuyến đê ở Hà Nội đang ngày ngày “gánh” những chiếc xe quá tải chạy rầm rập...

13

Xe tải trọng trên 10 tấn lưu thông trên đê Tả Hồng dù đã có biển cấm - Ảnh: K.Linh

Chưa hết, các công trình nhà cửa, vật liệu xây dựng thi nhau lấn chiếm hết nửa mặt đê... đang là những nguy cơ đe dọa an toàn đê điều, nhất là mùa mưa bão đang tới gần.

Quận, huyện nào cũng có vi phạm

Có mặt trên tuyến đê Hữu Hồng đi qua 2 phường Thượng Cát (Q. Bắc Từ Liêm) và Liên Trung (H. Đan Phượng), PV ghi nhận nhiều hộ kinh doanh vật liệu xây dựng, cây giống... bày bán trên mặt đê, mái đê. Có những đoạn cả đống vật liệu xây dựng to chềnh ềnh bị đổ chiếm nửa mặt đê vốn nhỏ hẹp, che khuất tầm nhìn các phương tiện giao thông. Tình trạng vi phạm này kéo dài cả cây số, nghiêm trọng nhất là tuyến đê qua Liên Trung. Chưa hết, trên tuyến đê dù đã có biển hạn chế tải trọng dưới 10 tấn, nhưng PV vẫn ghi nhận những chiếc xe tải trọng lớn trên 10 tấn chở vật liệu xây dựng lưu thông trên tuyến đê này.

Quan sát của PV, dọc các tuyến đê: Hữu Đà, Hữu Hồng, Vân Cốc, Tả Hồng, Hữu Đuống, Tả Đuống... có hơn 200 bãi tập kết vật liệu xây dựng, trong đó có hơn 100 bãi có xe quá tải thường xuyên hoạt động và đi trên mặt đê. Bên cạnh đó, tình trạng các bãi tập kết vật liệu nằm trong hành lang thoát lũ sông Đà, sông Hồng, sông Đuống tập trung nhiều tại các quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Gia Lâm, Hoàng Mai, Đông Anh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, ổn định của thân đê.

Không bị lấn chiếm như tuyến đê Hữu Hồng, nhưng đê Tả Hồng qua xã Võng La, huyện Đông Anh lại bị những chiếc xe tải trọng lớn trên 10 tấn chở vật liệu xây dựng lưu thông, khiến mặt đê tại đây có nguy cơ xuống cấp dù đã được cứng hóa. Có mặt tại đây, PV Báo Giao thông ghi nhận hàng chục chuyến xe tải nặng trên 10 tấn, thậm chí trên 20 tấn lưu thông trên mặt đê, bụi bay mù mịt. Đáng lưu ý là tuyến đê này đã được cắm biển hạn chế tải trọng. Vậy tại sao những chiếc xe này vẫn lưu thông mà không bị xử lý?

Ông Phạm Quang Đông, Trưởng phòng Quản lý đê điều, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đưa PV một tập báo cáo khá dày về thực trạng vi phạm đê điều ở Hà Nội. Gần như quận, huyện nào có tuyến đê đi qua cũng đều xảy ra vi phạm.

Ông Đông cho biết, nhiều năm rồi, chi cục đã kiến nghị giải pháp xử lý vi phạm, kết hợp tuyên truyền đến người dân, nhưng rồi vi phạm vẫn diễn ra. Thậm chí, năm sau nhiều hơn năm trước. Nếu năm 2013, số vụ vi phạm phát sinh là 228 vụ, năm 2014 vi phạm phát sinh 314 vụ, năm 2015 tăng lên 375 vụ. Riêng 3 tháng đầu năm nay, chi cục đã phát hiện 50 vụ vi phạm phát sinh. Thống kê cho thấy, Hà Nội có tới 2.141 vụ vi phạm đê điều. Hiện, Ứng Hòa là địa bàn có số vụ vi phạm pháp luật đê điều nhiều nhất với 1.045 vụ. Vi phạm nghiêm trọng nhất là xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi đê.

Xử lý quá ít

Cách đây gần 1 tháng, phường Thượng Cát đã ra quân cưỡng chế, giải tỏa vi phạm đê điều và công trình thủy lợi, thu giữ nhiều phương tiện cũng như công trình vi phạm. Ông Vũ Tiến Bắc, Phó chủ tịch UBND phường Thượng Cát khẳng định, đến nay, tuyến đê qua địa bàn phường đã không còn vi phạm. “Chúng tôi đi kiểm tra hàng ngày nên phát hiện vi phạm là xử lý ngay”, ông Bắc nói.

Tuy nhiên, rất ít nơi xử lý được như vậy. Ngay sát Thượng Cát là Liên Trung, tình trạng vi phạm diễn ra nghiêm trọng khi mặt đê và cả thân đê đều bị chiếm dụng làm nơi để vật liệu nông sản. Nghiêm trọng hơn, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chống đối lại lực lượng chức năng. Đơn cử trường hợp Công ty TNHH Việt Anh thuê đất tại xã Dương Hà, Gia Lâm cố tình san lấp mặt bằng, lấn chiếm bờ sông, lòng sông ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn đê điều, an toàn dòng chảy và thoát lũ trên sông Đuống.

Công ty TNHH Việt Anh đã bị Hạt Quản lý đê số 6 lập biên bản và yêu cầu đình chỉ. Tuy nhiên, vi phạm không những không được khắc phục mà công ty này ngang nhiên thách thức cơ quan chức năng khi cố tình đổ móng bằng bê tông cốt thép và lắp đặt 4 trạm trộn trong khu vực an toàn đê điều.

Theo ông Đông, chi cục đã tiếp tục đề nghị huyện Gia Lâm xử lý dứt điểm vi phạm của công ty này nhưng vẫn chưa thấy hồi âm. Thực tế cho thấy, phần lớn các quận, huyện mới chỉ thành lập Ban chỉ đạo, lập kế hoạch, rà soát vi phạm mà chưa tổ chức ra quân xử lý, giải tỏa vi phạm nên kết quả xử lý còn hạn chế.

Đến nay, số vụ vi phạm vi phạm đê điều trên địa bàn Hà Nội đã xử lý trong kế hoạch mới chỉ đạt 53/2.141 vụ, xử lý được 8/145 bãi tập kết vật liệu xây dựng, 57 xe quá tải đi trên đê... Như vậy số vụ vi phạm bị xử lý quá ít, phải chăng chính điều này khiến vi phạm đê điều đang ngày càng nghiêm trọng?

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.