• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Hà Nội than khó xoá lối đi tự mở dọc tuyến đường sắt

07/01/2020, 17:42

Địa bàn thành phố Hà Nội hiện tồn tại hơn 360 lối đi tự mở, cần xây dựng lộ trình xóa bỏ để đảm bảo an toàn.

Trên địa bàn Hà Nội còn tới hơn 300 lối đi tự mở do đường sắt song song sát đường bộ, người dân bám mặt đường sắt - đường bộ buôn bán, sinh sống

Thông tin tại hội nghị tổng kết công tác ATGT đường sắt năm 2019 vào tháng 12, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 5 tuyến đường sắt đi qua và một tuyến đường sắt vành đai với tổng chiều dài khoảng 162,11km.

Từ cuối năm 2018 đến nay, địa phương đã phối hợp với các đơn vị đường sắt tổ chức rào, xóa bỏ 19 lối đi tự mở, thu hẹp lối đi tự mở tại137/182 vị trí rộng trên 3m, nhằm ngăn không cho phương tiện đường bộ có tải trọng lớn qua đường sắt, nguy cơ tai nạn cao. Cùng đó, xây dựng gờ, gồ giảm tốc phía đường bộ tại 91 vị trí giao cắt đường bộ - đường sắt. Đến nay, hệ thống gồ giảm tốc tại các vị trí giao cắt đã phát huy hiệu quả cảnh báo cho người và phương tiện tham gia giao thông. Thành phố cũng đã tổ chức trực cảnh giới 22 vị trí giao cắt có nguy cơ cao mất ATGT đường sắt, trong đó Sở GTVT Hà Nội trực 17 vị trí, địa phương và các doanh nghiệp trực 5 vị trí.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, do đường sắt chủ yếu đi qua khu vực đô thị, dân cư đông đúc nên hiện còn tồn tại nhiều giao cắt đường bộ - đường sắt với 543 vị trí. Trong đó, đường ngang hợp pháp 182 vị trí gồm 78 đường ngang có gác, 77 đường ngang phòng vệ bằng cảnh báo tự động, 27 đường ngang phòng vệ bằng biển báo. Đặc biệt, còn tồn tại tới 361 lối đi tự mở.

Mặt khác, tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt khá phức tạp với 252 vị trí vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thông tin tín hiệu đường sắt, 883 vị trí vi phạm phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt chưa được xử lý.

Nguyên nhân thực trạng trên, ông Tuấn cho biết, nhiều đoạn tuyến đường sắt song song với đường bộ, người dân bám mặt đường sắt, đường bộ buôn bán, sinh sống; Ngoài ra, do lịch sử để lại, nhiều nhà dân được cấp phép dọc theo đường sắt, vì thế rất khó rào đóng các lối đi tự mở. Để xóa bỏ cần phải làm đường gom, hàng rào, có vị trí phải di dời nhà dân, đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn.

Về giải pháp căn cơ trong thời gian tới, ông Tuấn cho biết, thành phố sẽ xây dựng kế hoạch và lộ trình xóa bỏ các lối đi tự mở; Tổ chức rà soát danh mục các đường gom và các vị trí lối đi tự mở mất ATGT để xây dựng đường gom và thành lập các đường ngang cảnh báo tự động với nguồn kinh phí của thành phố…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.