• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Hà Nội: Tăng phạt nguội ô tô, phạt “nóng” xe máy lấn làn BRT

10/06/2021, 14:02

Các phương tiện bủa vây từ phía trước đến phía sau khiến buýt BRT vừa di chuyển chậm chạp, vừa liên tục phải nhấn còi và bật tín hiệu ưu tiên.

Dù đường vắng song các phương tiện vẫn đua nhau lấn làn buýt nhanh BRT

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều người hạn chế ra đường nên các tuyến đường Hà Nội vào giờ cao điểm đã thông thoáng hơn rất nhiều. Đường vắng, song rất nhiều phương tiện vẫn cố tình lưu thông vào làn đường dành riêng của buýt nhanh BRT.

Buýt nhanh thành buýt chậm vì bị lấn làn

Giờ cao điểm chiều 7/6, tại đường Tố Hữu hướng về Hà Đông dù các làn bên ngoài không hề ùn tắc, chiếc xe buýt nhanh vẫn rất khó khăn khi tiếp cận nhà chờ Mỗ Lao vì hàng chục chiếc xe máy cùng chiếc xe ô tô BKS 30E - 854.02 di chuyển lấn vào làn BRT.

Các phương tiện này bủa vây từ phía trước đến phía sau khiến chiếc xe buýt vừa di chuyển chậm chạp, vừa liên tục phải nhấn còi và bật tín hiệu ưu tiên.

Tại khu vực nhà chờ Dương Nội trên đường Tố Hữu (Hà Đông) cũng diễn ra tình cảnh tương tự khi chiếc xe buýt nhanh bị gần chục phương tiện đua nhau lấn làn, lưu thông ở phía trước. Phải chờ đến khi các xe này đi qua, chiếc xe buýt nhanh mới có thể di chuyển vào nhà chờ.

Tình trạng trên cũng xảy ra tại các nút giao khác như: Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương; tuyến Láng Hạ - Giảng Võ…

Đáng nói, dù các làn hỗn hợp đều rất thông thoáng do lượng phương tiệp thấp vì đang trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát nhưng tình trạng phương tiện cố tình đi vào làn BRT vẫn nhan nhản.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, việc phương tiện lấn làn khiến tốc độ di chuyển của các xe buýt BRT chậm chạp, liên tục phải giảm tốc độ để tránh các phương tiện cá nhân khác.

Anh Vũ Văn Việt, một lái xe của buýt nhanh BRT chia sẻ, trước đây lưu lượng phương tiện lớn, người điều khiển phương tiện lấn làn BRT còn ngụy biện là do “đường ùn tắc không lối thoát”. Nhưng nay, rõ ràng đường rất vắng song nhiều người vẫn cố tình di chuyển vào, đó chắc chắn là thói quen.

“Chúng tôi mong CSGT và lực lượng chức năng xử lý nghiêm vi phạm để tránh nhờn luật và giúp hoạt động của BRT hiệu quả hơn, nhanh hơn”, anh Việt bày tỏ.

Khó phạt nguội xe máy

Ghi nhận của PV, dọc trục đường BRT có rất nhiều chốt trực thuộc Đội CSGT số 7. Tuy nhiên, do lượng người lấn làn BRT quá nhiều, việc xử lý vi phạm chỉ như muối bỏ bể.

Trung tá Nguyễn Đức Thắng, Đội trưởng Đội CSGT số 7, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cũng cho biết, thời gian qua đơn vị đã huy động 4 - 5 chốt trực trên tuyến đường có xe buýt nhanh BRT để xử lý các lỗi vi phạm của người tham gia giao thông trên đường, trong đó tập trung vào xử lý lỗi đi sai làn.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tăng thêm quân số để xử phạt nghiêm các phương tiện đi vào làn đường BRT”, Trung tá Thắng nói.

Trao đổi với Báo Giao thông, Thiếu tá Lý Thị Thu Trang, Đội phó Đội Điều khiển đèn tín hiệu giao thông - Phòng CSGT CATP Hà Nội thừa nhận, gần đây theo dõi qua camera giám sát ghi nhận đúng thực tế đã nêu ở trên.

Hiện đường rất thông thoáng nhưng nhiều phương tiện vẫn cố tình đi vào làn buýt nhanh BRT. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến xe buýt nhanh thời gian qua phải đi chậm chạp, hoạt động kém hiệu quả hơn trên làn đường của mình.

Theo Thiếu tá Trang, xe máy là phương tiện lưu thông vào làn BRT nhiều nhất. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thể xử phạt nguội loại phương tiện này bởi thực tế rất nhiều người sử dụng phương tiện không chính chủ.

Riêng ô tô, hiện lực lượng chức năng đã xử phạt nguội thông qua đăng kiểm, các phương tiện vi phạm sẽ không được đăng kiểm nếu không nộp phạt.

“Để xử lý các phương tiện xe máy đi vào làn BRT, theo quy trình, các cán bộ của Đội Điều khiển đèn tín hiệu sẽ theo dõi qua màn hình ở trung tâm, quan sát và lưu lại hình ảnh phương tiện vi phạm tại các tuyến phố, nút giao ở Hà Nội. Căn cứ trên hình ảnh này, CSGT sẽ chụp và gửi các tổ tuần tra trên đường để xử phạt trực tiếp, không gửi thông báo phạt nguội đến nhà”, Thiếu tá Trang cho biết.

Ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội cho rằng, thời điểm giao thông đông, quá tải, người vi phạm đổ lỗi do bố trí làn riêng cho buýt nhanh nên họ không còn đường để đi. Nhưng thực tế, khi đường thông thoáng nhiều phương tiện vẫn lưu thông vào làn BRT, rõ ràng việc này là do ý thức.

Cũng theo ông Thông, để người tham gia giao thông chấp hành nghiêm, rất cần sự quyết liệt của lực lượng chức năng xử lý trên đường.

“Chúng tôi kiến nghị Công an thành phố, thanh tra GTVT tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm, hạn chế tình trạng các phương tiện cá nhân đi vào làn đường dành riêng cho BRT trong thời gian tới”, ông Thông kiến nghị.

Theo Thiếu tá Lý Thị Thu Trang, hiện mức phạt đối với các phương tiện đi vào làn buýt nhanh BRT là 400.000 - 600.000 đồng với xe máy và 4.000.000 -5.000.000 đồng đối với ô tô. Đồng thời bị tước quyền sử dụng ô tô từ 2 - 4 tháng.

Từ đầu năm đến nay Đội Điều khiển đèn tín hiệu giao thông đã phát hiện 2.947 trường hợp đi vào làn BRT, xử phạt 1190 trường hợp, nộp ngân sách Nhà nước hơn 4,7 tỷ đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.