• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Hà Nội quyết “xóa sổ” ùn tắc trong 5 năm tới

28/12/2021, 10:08

Hà Nội quyết tâm “xóa sổ” ùn tắc giao thông trong 5 năm tới với nhiều giải pháp đồng bộ.

Trong đó, HĐND thành phố đã thông qua kế hoạch chi hơn 1.860 tỷ đồng thực hiện Chương trình giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo giao thông giai đoạn 2021 - 2025.

Các phương tiện phải chật vật lưu thông dù đường Trường Chinh đã được cải tạo hạ tầng, mở rộng hơn

Nỗi ám ảnh ùn tắc

Chiều muộn ngày 21/12, trên đường Láng Hạ hướng đi Lê Văn Lương, tốc độ di chuyển của hàng nghìn phương tiện rất chậm chạp và liên tục bị ùn ứ.

Để qua được khu vực cầu vượt đường Láng - Lê Văn Lương phải di chuyển mất 10 phút, khiến người lưu thông qua đây hết sức mệt mỏi, ngán ngẩm.

Trong khi đó, dù bị cấm, nhưng làn dành riêng cho xe buýt nhanh BRT vẫn ken đặc phương tiện ô tô, xe máy.

“Nay bận việc ở cơ quan nên tôi phải ở lại làm thêm 20 phút. Về giờ này liên tục gặp các điểm ùn tắc, nhiều thời điểm phải “chôn chân” trên đường rất mệt mỏi”, chị Nguyễn Thúy Quỳnh (quận Hà Đông, Hà Nội) bức xúc nói.

Trên trục đường 70 - Xa La (Hà Đông) khu vực đường Cầu Bươu vào giờ cao điểm sáng, các phương tiện xếp hàng dài cả hai hướng để chờ rẽ vào đường Nguyễn Xiển - Xa La.

Vào giờ cao điểm chiều, hàng nghìn ô tô, xe máy xếp hàng chật vật nối đuôi nhau ken cứng sau những chiếc xe tải trọng lớn trên đoạn đường từ cầu Tó đến nút giao Xa La - Văn Phú để chờ về Phan Trọng Tuệ, Cầu Bươu, Phúc La.

Anh N.T (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, vào khung giờ cao điểm, gần như tuyến đường nào cũng quá tải, ùn tắc.

“Gần đây tôi đã phải điều chỉnh thời gian đi lại làm việc của mình. Buổi sáng thường phải đi làm sớm hơn 30 phút, chiều về nhà sớm hơn khoảng một giờ. Cũng may do công việc của tôi làm việc bằng máy tính nên có thể về sớm sau đó làm tiếp”, anh N.T nói.

Ghi nhận của PV, hàng loạt tuyến đường khác như: Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Ngã Tư Sở; Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng; Xuân Thủy - Cầu Giấy - Nguyễn Thái Học; Nguyễn Văn Cừ - cầu Chương Dương; Ngã ba Pháp Vân - Giải Phóng - Lê Duẩn; Đại Cồ Việt - Phố Huế… đều trong tình trạng ùn tắc giao thông giờ cao điểm.

Các phương tiện thường xuyên phải di chuyển trong dòng phương tiện hỗn độn, đông đúc.

10 nhóm giải pháp kỳ vọng xóa ùn tắc

Trên trục đường Ngã Tư Sở hướng đi Tây Sơn thường xuyên ùn tắc kéo dài trong giờ cao điểm

Ông Đoàn Việt Cường, Phó ban Đô thị HĐND TP Hà Nội cho biết, 5 năm qua, việc đầu tư phát triển hạ tầng và tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố vẫn còn một số hạn chế.

Trong đó, hạ tầng giao thông và vận tải công cộng chưa theo kịp tốc độ phát triển đô thị, ùn tắc còn phức tạp, TNGT giảm 3 tiêu chí nhưng vẫn ở mức cao.

Ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, cùng với kế hoạch giảm ùn tắc, thành phố cũng đang tập trung vào các chương trình, mục tiêu đồng bộ như: Đầu tư hoàn thành kết cấu hạ tầng đô thị giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có hoàn thiện các tuyến đường hướng tâm như: QL1, QL6, QL32… Ngoài ra, thành phố cũng đang tập trung hoàn thiện các tuyến đường vành đai theo quy hoạch.

Ở góc độ đơn vị được giao chịu trách nghiệm giải quyết tình trạng ùn tắc ở Thủ đô, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, sau khi kế hoạch giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo ATGT giai đoạn 2021 - 2025 được HĐND thành phố Hà Nội thông qua, UBND thành phố đang giao các đơn vị soạn thảo hoàn thành Nghị quyết để triển khai.

“Trong giai đoạn này, hàng năm thành phố sẽ giải quyết từ 5 - 10 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc mới; không để xảy ra các điểm ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút. Giảm tai nạn giao thông từ 5 - 10%, xóa bỏ kịp thời các điểm đen về TNGT”, ông Viện nói.

Thông tin cụ thể hơn về mục tiêu, ông Trần Hữu Bảo, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho hay, để đạt được mục tiêu đã xây dựng, giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội sẽ tập trung triển khai đồng bộ 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để giảm ùn tắc, TNGT.

Đáng chú ý, cơ quan này sẽ rà soát, xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải TP Hà Nội; huy động mọi nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tăng diện tích đất phục vụ giao thông.

Theo ông Bảo, đây là giải pháp cơ bản, mang tính đột phá, có vai trò rất quan trọng. Cùng đó, Sở GTVT sẽ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phát huy tối đa năng lực mạng lưới giao thông hiện có; mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

Các giải pháp khác được cơ quan này đề xuất gồm: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo, sát hạch cấp, đổi giấy phép lái xe, công tác đăng ký, đăng kiểm xe cơ giới, nâng cao chất lượng phương tiện và người lái xe cơ giới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành GTVT, từng bước xây dựng hệ thống giao thông thông minh.

Cùng đó là tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông, nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông văn minh.

Sở GTVT Hà Nội cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết và có hiệu quả các vi phạm trong lĩnh vực GTVT.

“Mục tiêu của chương trình sẽ huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý điều hành giao thông. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc bảo đảm trật tự ATGT, giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn TP”, ông Bảo nói.

Cũng theo ông Đoàn Việt Cường, trong 5 năm tới, UBND thành phố sẽ tập trung rà soát, ưu tiên xử lý có hiệu quả các khu vực hay ùn tắc, tai nạn giao thông; sớm hoàn thành chỉnh trang đồng bộ 180 tuyến phố theo Chương trình 03 Thành ủy.

Cùng đó, tăng kiểm tra, xử lý xe dù bến cóc, xe hợp đồng trá hình, gây mất trật tự giao thông trên đường, tại khu vực các bến xe, cần thiết có đề xuất nâng mức xử phạt vi phạm giao thông trên địa bàn thành phố theo hướng tăng so với mức khung cả nước.

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua kế hoạch chi hơn 1.860 tỷ đồng - ngân sách thành phố cho Chương trình giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo giao thông giai đoạn 2021 - 2025. Số tiền trên được chi cho 10 nhóm công việc.

Trong đó, có chỉnh trang đồng bộ 180 tuyến đường; lắp đặt 168 nút đèn tín hiệu giao thông; cải tạo hạ tầng, điều chỉnh tổ chức giao thông 46 tuyến đường; áp dụng công nghệ để quản lý, phát triển giao thông theo hướng đô thị thông minh…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.