• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Hà Nội: Phát triển vận tải hành khách công cộng kéo giảm ùn tắc

22/12/2017, 11:12

Hà Nội đang tập trung phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng nhằm kéo giảm ùn tắc.

img_3806_xpkl

Hà Nội phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng để giảm ùn tắc giao thông

Phát triển vận tải hành khách công cộng

Sở GTVT Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 212/KH-SGTVT thực hiện Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND thành phố thông qua Đề án: “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”. Trong đó, phát triển, nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân là một trong 6 nhóm giải pháp quan trọng trong Đề án trên.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Hà Nội sẽ phát triển đề án với các nguyên tắc: Tập trung mọi nguồn lực đầu tư nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn (đường sắt đô thị, BRT, Mono rail) theo quy hoạch; Phát triển đồng bộ và đảm bảo cơ cấu hợp lý vận tải hành khách công cộng đáp ứng các chỉ tiêu tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chương trình số 06 của Thành uỷ Hà Nội; Đảm bảo các điều kiện vận tải hành khách công cộng đáp ứng yêu cầu dừng hoạt động xe máy trong khu vực các quận vào năm 2030; Phát triển hợp lý về số lượng, đa dạng về chủng loại phương tiện xe buýt phù hợp với điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; Nâng cao chất lượng dịch vụ: đổi mới phương tiện, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng nhiên liệu sạch; Đảm bảo kết nối đồng bộ, tạo điều kiên thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ vận tải hành khách công cộng đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân về thời gian và cự ly tiếp cận.

Cũng theo ông Viện, để chống ùn tắc, Hà Nội sẽ áp dụng các giải pháp cụ thể như biện pháp hành chính: Xây dựng kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu về phát triển vận tải hành khách công cộng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân; Xây dựng và triển khai đề án nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng vận tải hành khách bằng xe buýt tạo sự kết nối hợp lý và thuận tiện; Rà soát sửa đổi Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND thành phố về ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới và lựa chọn phương tiện xe buýt phù hợp với các tuyến đường nâng cao chất lượng hiệu quả vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Rà soát, bố trí hợp lý các điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển phục vụ kết nối giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng, các điểm giao thông tĩnh với phương tiện giao thông cá nhân.

Về giải pháp kinh tế, Hà Nội sẽ nghiên cứu ban hành các quy định nhằm khuyến khích thu hút đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, BRT, Monorail, buýt bằng hình thức hợp tác công tư (PPP) nhằm phát triển nhanh, đồng bộ; Rà soát, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, tiếp tục trợ giá đối với vận tải hành khách công cộng; Có cơ chế, chính sách khuyến khích để đổi mới đầu tư phương tiện theo hướng hiện đại hoá và phương tiện có mức phát thải đạt tiêu chuẩn Euro4, Euro5, sử dụng nhiên liệu sạch; Hỗ trợ khuyến khích đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng cho các nhóm đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đối tượng cán bộ công chức, viên chức, người lao động để thu hút nâng cao tỷ lệ sử dụng vận tải hành khách công cộng góp phần giảm phương tiện giao thông cá nhân; Giám sát chặt chẽ chất lượng dịch vụ và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng vi phạm các quy định trong quá trình khai thác.

Hiện nhiều tuyến đường quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm đã cấm hoàn toàn xe máy, ô tô vào hai ngày cuối tuần và được người dân rất đồng tình ủng hộ. Tới đây, Hà Nội sẽ mở rộng nhiều không gian cho người đi bộ, đi xe đạp, có cả những tuyến đường cấm xe máy để ưu tiên cho những phương tiện công cộng và các tuyến đường đi bộ. Về giải pháp cấm xe máy, Hà Nội sẽ nghiên cứu áp dụng cả biện pháp hành chính lẫn kinh tế bằng việc thu phí để hạn chế xe máy, ô tô cá nhân vào những nơi hạ tầng giao thông không đáp ứng được dễ gây ùn tắc giao thông. Nhiều nước khác cũng đã làm như vậy để hạn chế các xe không có nhu cầu đi vào nội đô, hoặc đi xuyên trung tâm. 

“Thành phố cũng nghiên cứu để trong khu vực cấm xe máy có thể cho phép lưu hành xe điện. Đây là loại phương tiện xanh, sạch làm phương tiện trung chuyển, kết nối các điểm giao thông công cộng và giao thông cá nhân. Ví dụ như hiện nay, tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm cho phép xe buýt chở khách du lịch được đỗ ở phố Trần Quang Khải. Từ đó, du khách có thể được vận chuyển vào khu vực phố đi bộ quanh Hồ Gươm. Hiện mới chỉ làm cự ly ngắn, sau sẽ nghiên cứu những cự ly dài hơn”, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội thông tin.

Dừng hoạt động của xe máy một số quận

Ông Nguyễn Văn Khôi, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho rằng, Hà Nội vẫn phải chấp nhận xe máy thêm một thời gian nữa để phát triển giao thông công cộng. Tương lai gần, cần nghiên cứu các giải pháp kết hợp xe máy và GTCC. Xa hơn, cần có các chính sách tích hợp quy hoạch sử dụng đất, chỉnh trang đô thị và xây dựng phát triển các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn.

Cũng theo ông Khôi, 3 vấn đề của giao thông đô thị mà Hà Nội đang đối mặt là: ùn tắc, TNGT và ô nhiễm môi trường. Cả 3 vấn đề này đều có một lời giải chung đó là phải phát triển GTCC, đặc biệt là các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn như các tuyến tàu điện ngầm, đường sắt nhẹ, xe buýt nhanh.

“Tôi cho rằng, trước mắt cũng như lâu dài, Chính phủ và chính quyền các thành phố cần tập trung tối đa và quyết liệt cho việc xây dựng các tuyến này. Trong đó, xe buýt là quan trọng nhưng chính các hình thức vận tải bánh sắt mới là quyết định”, ông Khôi nói và cho rằng, Hà Nội cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư các tuyến đường sắt đô thị.

Cùng đó, dự báo đến năm 2030, Hà Nội sẽ có hơn 1,77 triệu ô tô và hơn 7,6 triệu xe máy. Đây là kịch bản phát triển không hợp lý, làm tiếp diễn bùng nổ phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Việc dừng xe máy cần được thực hiện theo lộ trình: Từ ban hành quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy nhằm kiểm soát chất lượng xe máy hoạt động trên địa bàn thành phố; Xử lý phương tiện xe máy không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Dừng hoạt động của xe máy theo giờ, theo ngày tại một số tuyến trục chính, một số quận của Thành phố tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận.

Việc dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận chỉ hạn chế phạm vi hoạt động, không hạn chế sở hữu phương tiện và đây là một trong các hình thức tổ chức giao thông, phù hợp với Luật Giao thông đường bộ; Góp phần giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, nâng cao trật tự giao thông đô thị, tạo điều kiện cho hệ thống VTHKCC phát triển; Thay đổi thói quen đi lại và văn hóa giao thông của người dân đô thị theo hướng chuyển sang sử dụng VTHKCC và giảm đi lại bằng phương tiện cá nhân.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.