• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Hà Nội: Nhiều phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho con

06/10/2022, 07:18

Trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều phụ huynh bất cẩn chở con đi học không thực hiện quy định này, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Theo quy định, trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi được phụ huynh chở trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm (MBH). Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều phụ huynh bất cẩn chở con đi học không thực hiện quy định này, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Mẹ đội MBH, con thì không

Nhiều phụ huynh đón con giờ tan trường nhưng không đội MBH, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT Ảnh: Tạ Hải

Ghi nhận của PV Báo Giao thông tại một số trường tiểu học trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nhiều phụ huynh khi đưa các bạn nhỏ đến trường đều đội MBH nhưng lại “quên” đội cho con.

Sáng 3/10, tại cổng trường Tiểu học Nguyễn Du (Hà Đông) bên cạnh những phụ huynh đã cho con đội MBH, vẫn còn nhiều cháu nhỏ đầu trần khi được phụ huynh đưa bằng xe máy tới.

Cách đấy không xa, tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Hà Đông) xuất hiện tình trạng tương tự khi có nhiều phụ huynh đón con giờ tan trường, dù chở 2, 3 trẻ cùng lúc nhưng không hề đội MBH cho con.

TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Đức cho rằng, hiện nay trong khi các bộ, ngành đang rất nỗ lực kéo giảm TNGT, nhưng số trẻ em tử vong do TNGT vẫn còn khá cao.

Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em thiệt mạng vì TNGT, cùng với đó là khoảng 4.000 trẻ bị thương.

“Mỗi ngày khi ra đường không khó bắt gặp những hình ảnh phụ huynh đi xe máy chở trẻ em dưới 6 tuổi mà không đội MBH cho con. Một người mẹ chở hai đứa con nhỏ, người mẹ có đội MBH nhưng cả hai đứa con thì không. Khi xảy ra va chạm giao thông trên đường dù nặng hay nhẹ, các bé dễ dàng văng ra khỏi xe, đầu đập vào đất là dạng tổn thương thường gặp nhất dẫn đến tử vong ở trẻ”, TS. Vũ Anh Tuấn nói và cho rằng, được đội MBH, các con sẽ có ý thức tốt hơn về ATGT. Bố mẹ cũng yên tâm hơn, ngoài ra cũng thuận tiện tránh mưa, nắng cho con khi lưu thông trên đường.

Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

Tìm hiểu của PV, chủ trương đội MBH cho trẻ em khi tham gia giao thông đã được Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) triển khai từ năm 2011.

Theo đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia, MBH là công cụ hữu hiệu để bảo vệ an toàn, sức khỏe và tính mạng của người tham gia giao thông. Với trẻ em, MBH lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi cơ thể trẻ còn non nớt, dễ dàng bị tổn thương.

Không đội MBH là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời, để lại hậu quả nặng nề nhất sau các vụ tai nạn.

Bà Trần Lưu Hoa, Phó giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội cho biết, năm học 2021 - 2022 trên địa bàn thành phố có hơn 2.800 học sinh mầm non và phổ thông với hơn 70 nghìn lớp, hơn 2,2 triệu học sinh.

Trong đó, giáo dục mầm non có hơn 1,1 nghìn trường, giáo dục tiểu học có 762 trường, giáo dục trung học cơ sở có 648 trường, giáo dục trung học phổ thông có 236 trường.

Bà Hoa cho biết, thời gian qua cơ quan này đã phối hợp với cha mẹ học sinh cam kết không để con, em lái xe máy khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe và cam kết đội MBH khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy. Tổ chức 100% học sinh cam kết nghiêm chỉnh chấp hành Luật GTĐB khi tham gia giao thông.

Nói về việc xử phạt khi học sinh không chấp hành pháp luật giao thông, bà Hoa thông tin, ngoài việc bị CSGT xử phạt hành chính, những trường hợp học sinh vi phạm còn phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy, quy định của ngành như cảnh cáo trước toàn trường, hạ hạnh kiểm…

“Chúng tôi cũng yêu cầu các trường nghiên cứu tích hợp giảng dạy chính khoá về giáo dục ATGT và tuyên truyền thông qua các hoạt động trải nghiệm về văn hoá giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo, Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) khảo sát một số trường học gần đường giao thông để triển khai dự án “mũ bảo hiểm cho trẻ em”, bà Hoa nói.

Theo ông Tạ Đức Giang, Phó chánh VP Ban ATGT TP Hà Nội, việc không đội MBH cho con là do phụ huynh đang coi thường sự an toàn của chính con em mình.

“Thực tế, TNGT có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả trên quãng đường đi gần. Nếu trẻ không đội MBH khi gặp TNGT, nguy cơ chấn thương sọ não là khó tránh. Chỉ cần khoảng 20 giây để đội MBH cho trẻ, cũng chỉ cần khoảng 150.000 đồng để mua một chiếc MBH đạt tiêu chuẩn để bảo vệ cho phần đầu của trẻ em. Giữ an toàn cho con em là giữ an toàn cho hạnh phúc, tương lai của những đứa trẻ và của chính mỗi gia đình”, ông Giang khuyến cáo.

Ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục triển khai tốt chương trình giáo dục pháp luật về trật tự ATGT. Trong đó, cơ quan này phải triển khai nghiêm túc, có hiệu quả công tác giáo dục ATGT cho học sinh. Đảm bảo 100% học sinh phải chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.