• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Hà Nội lên phương án xử lý hơn 230 điểm đen, tiềm ẩn TNGT đường sắt

25/06/2021, 17:20

Sở GTVT Hà Nội đề xuất phương án, bố trí nguồn vốn để xử lý hơn 230 điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT đường sắt.

Trên địa bàn Hà Nội có 234 điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên các tuyến đường sắt, cần xử lý, xóa bỏ. Ảnh: minh họa

Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo UBND TP. Hà Nội phương án, bố trí nguồn vốn để xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên các tuyến đường sắt.

"Qua rà soát, tổng số điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên các tuyến đường sắt thuộc địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 234 vị trí. Trong đó, nhiều nhất là trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hồ Chí Minh có 142 điểm thuộc địa bàn các quận, huyện Hoàng Mai, Đống Đa, Thường Tín, Phú Xuyên.

Tiếp đến là tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai có 36 điểm (Gia Lâm, Đông Anh); Tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển có 21 điểm (Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Đông Anh); Tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng có 20 điểm (Long Biên, Gia Lâm).

Cùng đó các tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên có 5 điểm (Sóc Sơn). Tuyến đường sắt Đông Anh - Quán Triều có 6 điểm (Sóc Sơn). Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng có 3 điểm (Gia Lâm)", Sở GTVT Hà Nội thông tin.

Để xử lý các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên các tuyến đường sắt trên, Sở GTVT đề nghị UBND thành phố cho phép các quận Long Biên, Đống Đa và các huyện Sóc Sơn, Gia Lâm, Đông Anh sử dụng nguồn ngân sách của địa phương để thực hiện xử lý.

Đối với các giải pháp sử dụng nguồn vốn của thành phố như xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách, UBND các quận, huyện có đường sắt đi qua phối hợp Sở Kế hoạch Đầu tư đề xuất đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Hà Nội lên kế hoạch xử lý, xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn thành phố

Với các nội dung liên quan đến trách nhiệm của UBND các quận, huyện như: duy tu, duy trì, sửa chữa vuốt nối êm thuận, bổ sung biển báo,... tại các vị trí lối đi tự mở cần lập hồ sơ thỏa thuận với Bộ GTVT để nâng cấp các lối đi tự mở thành đường ngang, Sở GTVT Hà Nội đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các địa phương thực hiện theo Kế hoạch 216 ngày 11/11/2020 của UBND thành phố.

Đối với các các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT là các đường ngang, đường gom thuộc các đơn vị quản lý đường sắt sẽ báo cáo Cục Đường sắt VN để có kế hoạch đảm bảo ATGT.

Trước đó, Hà Nội xây dựng và ban hành Kế hoạch 216 nêu rõ lộ trình xử lý lối đi tự mở, các điểm vi phạm hành lang ATGT đường sắt trên địa bàn thành phố, mục tiêu đến 2025 xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở.

Theo Cục Đường sắt VN, tính đến 31/5/2021 trên toàn mạng lưới đường sắt Việt Nam còn tồn tại 3.831 lối đi tự mở, trong đó trên địa bàn Hà Nội có 340 vị trí.

5 tháng đầu năm 2021 số lối đi tự mở được xỏa bỏ rất thấp, chỉ 27 vị trí, tại 4 tỉnh: Cao nhất là Hà Nam 21 vị trí, Yên Bái 4 vị trí, Đồng Nai và Lạng Sơn mỗi tỉnh 1 vị trí.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.