• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Những điểm ùn tắc nào mới phát sinh ở Hà Nội?

17/01/2019, 17:32

Năm 2018, Sở GTVT Hà Nội giảm 12 điểm ùn tắc nhưng lại để phát sinh thêm 8 điểm mới.

Năm 2019, Hà Nội đặt mục tiêu kéo giảm thêm 10 điểm ùn tắc

Trao đổi với Báo Giao thông về tình hình ùn tắc trên địa bàn TP. Hà Nội, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2018 đơn vị này giảm được 12 điểm.

Cụ thể các điểm này gồm: Nút giao La Thành - Nguyễn Chí Thanh; khu vực cầu Tó; nút Trần Phú - Mỗ Lao - Nguyễn Khuyến (Hà Đông); nút giao Đại Cồ Việt - Hoa Lư - Tạ Quang Bửu; nút giao Lê Văn Lương - Hoàng Minh Giám; nút giao An Dương - Thanh Niên, Nghi Tàm - Yên Phụ; Trần Phú - Mỗ Lao - Nguyễn Khuyến; ngã tư Cầu Giấy (Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội); khu vực Cổng viện K (Tân Triều); Minh Khai - Time City; Nguyễn Khoái - Minh Khai; Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết; ga số 4 Cầu Diễn; Phạm Văn Đồng (cổng Bộ Công an).

Tuy nhiên, trong danh mục các điểm ùn tắc do Sở GTVT Hà Nội thống kê cho thấy, năm 2018, Hà Nội phát sinh 8 điểm ùn tắc mới gồm: Khu vực đường gom từ đường Cổ Linh lên cầu Thanh Trì; ngõ 80, 82, 84 Chùa Láng; cầu Lạc Trung - Kim Ngưu; cầu Định Công; Phùng Chí Kiên - Hoàng Quốc Việt; khu vực điểm quay đầu Trung Văn - Tố Hữu; Âu Cơ - Nghi Tàm - Xuân Diệu; Đào Tấn - Nguyễn Văn Ngọc.

Ông Viện cho biết, trong năm 2019 Hà Nội sẽ nỗ lực để kéo giảm 10 điểm ùn tắc. "Để thực hiện được mục tiêu này, chúng tôi sẽ rà soát và có giải pháp cụ thể khắc phục các điểm ùn tắc giao thông còn tồn lại của năm 2018; điều chỉnh tổ chức giao thông hợp lý, khoa học phù hợp với thực tế và nhu cầu của lưu lượng giao thông tại từng thời điểm; chủ động phát hiện sớm và xử lý các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông mới phát sinh", ông Viện nói và khẳng định sẽ thường xuyên phối hợp kịp thời với các chủ đầu tư trong tổ chức giao thông phục vụ thi công các công trình, trên đường đang khai thác; công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông được duy trì thường xuyên, kịp thời, đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời, duy trì bố trí lực lượng thường xuyên chốt trực tại 70 vị trí phân luồng chống ùn tắc giao thông...

Về lâu dài, theo ông Viện, để giảm ùn tắc TP Hà Nội sẽ tiến hành thu phí phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vào một số khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030; Quy định số lượng xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh hoạt động theo khu vực trên địa bàn thành phố phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông và an toàn giao thông...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.