• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Hà Nội: Dân phá rào đường sắt làm lối đi, TNGT rình rập

18/03/2015, 07:24

Dự án đường gom được đầu tư cả chục tỷ đồng đang bị bỏ phí, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

61

Hàng rào đường gom bị cắt thủng để làm lối đi lạitại thị trấn Phố Ga (Thường Tín, Hà Nội)

Trong bối cảnh nguồn vốn cho đảm bảo ATGT đường sắt rất hạn hẹp, nhiều đường ngang không có vốn để xử lý triệt để, gây nguy cơ TNGT cao, thế nhưng tại một dự án đường gom, được đầu tư cả chục tỷ đồng lại đang bị bỏ phí, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thi nhau cắt rào

Ngày nào chị Tám, chủ cửa hàng nhôm inox Minh Tâm ở thị trấn Phố Ga (Thường Tín, Hà Nội) cũng giao hàng cho khách qua cái ô cửa hàng rào của đường gom giữa đường sắt với đường bộ. Cái ô cửa được tự ý cắt gọt nên nham nhở, bé tý chỉ vừa hai người đi lọt. Sau khi lọt qua ô cửa là đến tấm đan bê tông bắc qua đường sắt. Nhiều hôm hành khách đứng bên này đường, cửa hàng đưa những thanh nhôm dài qua hàng rào rất nguy hiểm nếu tàu đến.

Chỉ cách cửa hàng của chị Tâm khoảng hơn 100m là cửa hàng bán thép. Đoạn hàng rào đường gom qua đây cũng bị cắt thủng để làm lối đi. Có mặt tại đây sáng 17/3, PV Báo Giao thông ghi nhận ba người thợ đang khó nhọc chuyển đống thép nặng từ bên này đường sắt qua hàng rào đã khoét thủng để vào cửa hàng.

Theo quan sát của PV, đoạn hàng rào dài khoảng 500m tại đây đã bị các hộ gia đình cắt nhỏ để làm lối đi qua đường sắt, mặc dù ngay ở đầu đường gom đã có một đường ngang an toàn. Chỉ cách mấy cây số là địa bàn xã Minh Cường, huyện Thường Tín, hàng rào đường gom giữa đường sắt và đường bộ tại đây cũng đang bị cắt nhỏ để làm lối đi. Công trình đường gom, hàng rào cách ly qua xã này có chiều dài 530m (từ Km 30+570 đến Km 31+102) được xây dựng phía bên phải lý trình đường sắt, tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Bên trái lý trình đường sắt là hàng rào hộ lan bằng tôn sóng thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên.

Hàng rào cách ly được thiết kế xây dựng bằng sắt hàn sen hoa, trụ gạch 22 x 22cm, khoảng cách giữa các tim trụ (khoang) là 5m, phía trong trụ lắp đặt năm ô sắt sen hoa, kích thước 92cm/ô hàn liền, mục đích không cho người và phương tiện đi vào đường sắt; mặt đường gom thiết kế đổ bê tông xi măng dày 16cm.

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Trưởng phòng Thanh tra - An toàn 1 (Cục Đường sắt VN) cho biết, qua kiểm tra mới đây tại hàng rào này có 26 ô sen hoa sắt/30 khoang đã bị cắt tách rời, đồng thời hàn goong bản lề đóng, mở làm lối đi qua đường sắt. Trong đó có bốn lối đi có chiều rộng 2 m và 24 lối đi có chiều rộng 1m. Các lối mở trên được buộc dây thép hoặc sử dụng khoá để đóng, mở khi có nhu cầu sử dụng. Phía bên trái lý trình đường sắt đối diện các lối đi (sen hoa sắt bị cắt) có 9 khung thép hàn và tấm đan bê tông bắc từ vai nền đường sắt lên hàng rào tôn sóng để vượt đi ra đường QL1 cũ.

Công trình vô chủ?

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Kiểm, Chủ tịch UBND xã Minh Cường cho biết, xã không thể quản lý được người dân cắt hàng rào đường gom vì công trình này chưa được bàn giao cho xã.

Theo tìm hiểu của PV, công trình hàng rào đường gom này được xây dựng năm 2009 và đưa vào sử dụng từ tháng 9/2013. Tuy nhiên, đến nay sau 16 tháng, công trình này vẫn chưa được bàn giao cho địa phương quản lý. Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Giám đốc Ban QLDA đường sắt khu vực I - đơn vị đại diện chủ đầu tư dự án này cho biết, công trình này được xây dựng theo Quyết định 1856. Tuy nhiên, do chưa được cấp đủ vốn nên nhiều hạng mục đến nay còn dang dở và chưa thể bàn giao cho địa phương.

Trong cuộc kiểm tra mới đây của Cục Đường sắt VN cho thấy, công trình hàng rào hoa sắt cách ly đường gom mặc dù mới đưa vào sử dụng hơn 16 tháng, nhưng nhiều vị trí không đảm bảo về chất lượng, một số hạng mục công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp. Có 29/104 trụ gạch đã bị nứt vỡ, một trụ bị đổ. Nhiều vị trí nền đường bị sạt lở. Nhiều khoang sen hoa sắt bị bong mối hàn, các liên kết giữa sen hoa với trụ gạch và chân rào không vững chắc, dẫn đến một số vị trí sen hoa sắt bị lỏng lẻo, nghiêng không đảm bảo mỹ quan và chất lượng công trình.

Theo ông Phúc, Tổng công ty Đường sắt VN đã không bàn giao đưa đường gom và hàng rào bảo vệ vào sử dụng cho chính quyền địa phương để quản lý, bảo trì và bảo vệ công trình.

Để đảm bảo ATGT đường sắt tại đây, ông Phúc cho biết đã đề nghị Tổng Công ty Đường sắt VN chỉ đạo Ban QLDA đường sắt khu vực I phối hợp với các Công ty QLĐS Hà Ninh, Hà Hải điều tra, xác định các vị trí hàng rào đã bị cắt, sau đó phải sửa chữa đảm bảo hàng rào cách ly. Sau khi sửa chữa xong, Ban QLDA đường sắt khu vực I chủ trì giao cho các Công ty QLĐS tổ chức bàn giao đưa đường gom và hàng rào bảo vệ vào sử dụng cho chính quyền địa phương quản lý.

“Việc này phải xong trước ngày 15/4. Trong khi chờ xóa bỏ đường dân sinh, đề nghị bố trí thêm các điểm cảnh giới tại các đường dân sinh Km 30+440; Km 30+770; Km 30+865; Km 31+025 vì đây là các lối đi dân sinh dẫn vào khu vực dân cư có mật độ người và phương tiện giao thông qua lại đông”, ông Phúc nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.