• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Hà Nội bỏ quên quy hoạch ô bàn cờ chống ùn tắc

10/04/2016, 09:04

Tác phẩm “Bỏ quên quy hoạch ô bàn cờ” của Ths. Trần Đức Tuấn vừa giành giải Nhất cuộc thi Vì ATGT Thủ đô...

7

Ths. Trần Đức Tuấn (giữa) giành giải Nhất với tác phẩm “Bỏ quên quy hoạch giao thông ô bàn cờ”

Bỏ quên quy hoạch giao thông ô bàn cờ

Trao đổi với Báo Giao thông, Ths. Trần Đức Tuấn, tác giả tác phẩm “Bỏ quên quy hoạch ô bàn cờ” vừa giành giải Nhất cuộc thi Vì ATGT Thủ đô năm 2015 chia sẻ, hiểu một cách đơn giản nhất, quy hoạch các con đường cắt nhau vuông góc, từ đó thành các ô vuông hoặc hình chữ nhật giống như hình của một bàn cờ.

“Kiểu quy hoạch này ra đời từ thời cổ đại và được coi như một tiêu chuẩn về quy hoạch tại các đô thị. Nhờ việc quy hoạch như thế mà giao thông ở những khu vực này không bị tắc nghẽn, TNGT ít, trồng được nhiều cây (giữa các con đường và bên lề đường), đô thị thoáng mát, có nhiều mặt bằng để dân kinh doanh, buôn bán, đất đai các khu vực đó có giá trị cao và khá bằng nhau”, ông Tuấn nói và cho biết thêm, ở Việt Nam trước đây, các quận trung tâm tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được người Pháp du nhập vào, tạo nên những nét riêng, đồng thời đem lại nhiều giá trị. Từ năm 1893, Sài Gòn đã được người Pháp quy hoạch một cách bài bản với quy hoạch ô bàn cờ, giao thông thuận lợi. Ở Hà Nội, năm 1911, các quận trung tâm cũng đã có những con đường thẳng song song như vậy.

"Tôi tham gia cuộc thi không phải để đoạt giải thưởng mà chỉ mong muốn đưa ra những suy nghĩ, những đóng góp của mình, kỳ vọng Thủ đô ngày càng phát triển hơn."

Ths. Trần Đức Tuấn

“Tuy nhiên, tiếc rằng mô hình này đang bị lãng quên. Người Pháp đi, chúng ta chưa sao chép được cái ô bàn cờ nào cả. Thay vào đó, quy hoạch của chúng ta thường xây một trục đường thật to hoặc phụ thuộc vào một con đường nào đó để mở rộng ra các đại lộ như: Giải Phóng, Giảng Võ, Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, Nguyễn Chí Thanh… ở Hà Nội hay Mai Chí Thọ, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Tất Thành… ở TP.HCM”, ông Tuấn nói và chia sẻ, cứ quy hoạch như thế rồi sáng sáng, chiều chiều, tất cả phương tiện giao thông từ xe tải, ô tô, xe máy trong những con hẻm, ngõ ùn ùn đổ ra các con đường “duy nhất” đó, giống như từ trong các xương sườn đổ ra xương sống. Do vậy mà ô nhiễm vì lượng khói từ số lượng xe quá tải, rồi ùn tắc, TNGT…

Cũng liên quan đến quy hoạch phát triển giao thông, ông Tuấn cho rằng, vấn đề chính của Hà Nội là phải có quy hoạch lâu dài. Hiện nay, quy hoạch giao thông của Hà Nội mới chỉ là đi khắc phục chứ chưa có tầm nhìn dài hạn.

8

Quy hoạch giao thông kiểu ô bàn cờ tại trung tâm TP Hồ Chí Minh giúp giao thông không bị tắc nghẽn, TNGT ít, trồng được nhiều cây…

Sẽ gỡ được nhiều nút thắt cổ chai, giảm đáng kể ùn tắc

Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, Phó trưởng Ban tổ chức cuộc thi Vì ATGT Thủ đô năm 2015 cho rằng, ngay ở tên tác phẩm, người viết đã thể hiện rõ quan điểm rằng, quy hoạch ô bàn cờ đang bị bỏ quên. Khẳng định đây là một trong những quy hoạch truyền thống mà các nước phát triển đều làm, ông Tân cho rằng, các nhà quy hoạch cũng nên nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này để phát triển giao thông Hà Nội một cách toàn diện.

Cùng quan điểm, ông Lưu Thanh Bình, Phó ban Thư ký cuộc thi cho biết, đây là một bài viết mang tính chất gợi mở cho những người làm công tác quy hoạch. “Thực tế ô bàn cờ tính quy hoạch được áp dụng cho các thành phố lớn, có lưu lượng giao thông đông. Hà Nội ngoài khu vực trung tâm còn nhiều điểm giao thông xen kẽ, cho nên để tạo cho tuyến đường thông thoáng cũng cần tham khảo quy hoạch ô bàn cờ. Tôi cho rằng, giải pháp sẽ giúp gỡ được nhiều nút thắt cổ chai, giảm đáng kể ùn tắc. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.