• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Hà Nội: Biển cấm xe máy trên cầu vượt chỉ để… “làm cảnh”

19/05/2022, 13:24

Đa phần các phương tiện xe máy vẫn len lỏi di chuyển lên cầu vượt trên đường Lê Văn Lương, Láng Hạ mặc dù có biển cấm.

Từ năm 2017, Hà Nội đưa tuyến buýt nhanh BRT đi vào hoạt động, Sở GTVT lắp đặt biển báo cấm xe máy trong các khung giờ cao điểm tại các cầu vượt trên đường Lê Văn Lương, Láng Hạ (từ 6h - 9h và 16h30 - 19h) nhằm giảm tải lưu lượng phương tiện, tạo điều kiện cho xe buýt BRT lưu thông.

Song, từ đó đến nay vào khung giờ cấm, đa phần các phương tiện xe máy vẫn len lỏi di chuyển lên cầu vượt.

Xe máy thản nhiên lên cầu Láng Hạ giờ cao điểm

17h20 chiều 12/5, có mặt tại cầu vượt Láng - Lê Văn Lương, PV Báo Giao thông ghi nhận hàng trăm xe máy ở cả 2 chiều đang lên cầu. Do quá nhiều phương tiện di chuyển lên/xuống cầu vượt ở cùng thời điểm khiến giao thông nơi đây liên tục ùn ứ. 3 - 4 xe buýt nhanh BRT và nhiều xe ô tô con phải dừng giữa cầu cả chục phút.

Cách đó không xa, ở phía cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng, dòng phương tiện xe máy cũng ngang nhiên tạt đầu xe buýt nhanh BRT đoạn nhà chờ Thành Công để di chuyển lên cầu vượt.

Ở đường bên dưới phố Láng Hạ giao thông thời điểm giờ cao điểm vẫn chưa quá tải, đông đúc như trên cầu.

Một lái xe buýt nhanh BRT chia sẻ: “Việc xe máy đi lên 2 cầu này trong giờ cao điểm diễn ra phổ biến, từ những ngày đầu lắp đặt. Tốc độ di chuyển của xe buýt qua đây vì thế mà liên tục chậm lại, có lúc phải mất 10 - 15 phút mới qua được cầu”.

Trao đổi với Báo Giao thông, chuyên gia giao thông PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Thủy cho rằng, đa phần người tham gia giao thông không chấp hành thì thành phố cần xem xét lại quá trình xử phạt của lực lượng chức năng đã nghiêm chưa?

Biển báo đặt trong thời gian dài nhưng chưa được người dân chấp nhận và tuân thủ có cần phải dỡ bỏ không, để như vậy gây phản cảm.

Trước đó, trong một lần trao đổi với PV, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng thừa nhận có tình trạng phương tiện cấm vẫn di chuyển lên cầu giờ cao điểm. Tuy nhiên, đơn vị này chưa dỡ biển cấm với mong muốn người dân thấy và chấp hành.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.