• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Giao thông miền núi Quảng Ngãi vẫn ngổn ngang sau những đợt mưa kéo dài

05/12/2022, 06:54

Những ụ đất nằm chắn ngang đường, những vị trí sạt lở tạo thành vực sâu, có nơi nền đường bể vụn khiến giao thông đi lại khó khăn.

Đó là thực trạng giao thông dẫn về các địa phương vùng cao tỉnh Quảng Ngãi sau các đợt mưa lũ vừa qua…

Giao thông huyện vùng cao Sơn Tây hư hỏng nghiêm trọng

Sau những đợt mưa lớn kéo dài trong tháng 10/2022 và những ngày đầu tháng 12/2022, nhiều tuyến giao thông huyết mạch tại các xã miền núi huyện Sơn Tây bị sạt lở, chia cắt vẫn chưa được khắc phục gây nhiều khó khăn, hiểm nguy rình rập cho người dân vùng cao khi đi lại, vận chuyển nông sản.

Một đoạn điểm tuyến đường liên thông trên địa bàn xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây bị bể đôi sau mưa lũ khiến giao thông qua đây rất khó khăn.

Trên tuyến đường Trạm Y tế xã Sơn Dung đi thôn Gò Lã từ hơn một tháng qua, người dân qua đây rất khó khăn, do sau các đợt mưa lớn đã làm cho nhiều vị trí trên tuyến bị sạt lở, đất đá vùi lấp một phần đường. Trong khi đó, công tác khắc phục chỉ xử lý tạm thời để lưu thông bước 1. Còn việc xử lý toàn bộ số đất đá trên phải dùng đến phương tiện cơ giới.

Ghi nhận trên tuyến cho thấy, cung đường dài khoảng 3km nhưng có đến 2 điểm sạt lở. Trong đó, điểm gần giữa tuyến sạt lở trải dài hơn 100m, mặt đường bêtông rộng hơn 3m đã bị sập một bên, tạo thành hàm ếch rất nguy hiểm. Tại vị trí gần cuối tuyến toàn bộ mặt đường đã bị sụp hoàn toàn tạo thành hố sâu, chính quyền địa phương đã phải căng dây cấm các phương tiện lưu thông qua lại.

Tương tự, tuyến đường từ trung tâm huyện Sơn Tây đi xã Sơn Liên dẫn về tỉnh Kon Tum có chiều dài khoảng 14km, từ đầu mùa mưa đến giờ có gần 10 vị trí sạt lở, đất đá tràn xuống nền đường nhưng vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Không riêng gì hai tuyến đường trên mà trên địa bàn huyện Sơn Tây còn có nhiều tuyến giao thông bị hư hỏng, sạt lở núi do mưa lũ gây ra đến nay vẫn chưa được khắc phục. Đơn cử như tuyến đường ĐH-86B Huyện đội đi ĐăK Lang; tuyến đường ĐH82B ngã ba Trường Sơn Đông đi Ra Manh; tuyến đường ĐH83, Sơn Tân-Sơn Lập…

Hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện vùng cao Sơn Tây, Quảng Ngãi bị hư hỏng nghiêm trọng, trong khi đó nguồn lực của huyện khó khăn nên đến giờ mới chỉ khắc phục để giao thông tạm thời.

Ông Đinh Văn Thìn, một người dân ở xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đường sạt lở gây khó khăn cho bà con tiêu thụ nông sản: “Hiện tại, vật liệu bà con trồng như keo, mì không có đường đi thì vất vả cho bà con. Vận chuyển rất khó khăn”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây Đinh Trường Giang cho biết, mưa lũ khiến giao thông trên địa bàn bị hư hỏng nghiêm trọng, nhiều nơi người dân mới chỉ thông xe bước 1, một số đoạn tuyến bị hư hỏng nặng địa phương vẫn chưa có nguồn kinh phí khắc phục, sửa chữa. Hạ tầng giao thông hư hỏng không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của người dân mà còn gây ách tắc trong khâu sản xuất, tiêu thụ nông sản của người dân vùng cao Sơn Tây.

“Để đảm bảo ATGT và hoạt động lưu thông hàng hóa của người dân trong dịp cuối năm cũng như vui xuân đón Tết, huyện đã lập kế hoạch khắc phục, song một số đoạn điểm sạt lở quá nặng cần nguồn lực lớn. Huyện kiến nghị UBND tỉnh cho chủ trương phân bổ kinh phí thực hiện vì hiện tại nguồn lực của huyện quá eo hẹp”, ông Giang kiến nghị.

Để đảm bảo ATGT trước các vị trí sạt lở mới chỉ khắc phục tạm thời, huyện Sơn Tây cho cắm các tấm biển cảnh báo để cảnh báo người tham gia giao thông biết phòng tránh.

Sớm thu dọn sạt lở, thông tuyến, đảm bảo ATGT

Trong khi đó, đi dọc theo tuyến tỉnh lộ 623 Sơn Hà - Sơn Tây, không khó để chứng kiến nhiều vị trí dọc tuyến là những tấm biển cảnh báo được dựng ở các con dốc, những đoạn điểm đất đá tràn ra đường ngổn ngang.

Tại vị trí Km 20+600 qua địa phận xã Sơn Thượng, một quả đồi sụt trượt mang theo khối lượng lớn đất, đá trùi xuống lấp đầy kênh thoát nước dọc và chiếm một nữa tuyến đường. Phía bên trên, những cây xanh và đá tảng treo lơ lửng có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Dù vị trị sạt lở nằm trên tuyến và cần được thu dọn để đảm bảo ATGT, song đến nay ngành GTVT Quảng Ngãi cũng chỉ dựng tấm biển cảnh báo và kéo dây phản quang.

Anh Võ Minh Hưng, thường xuyên đi lại trên tuyến cho biết, vị trí sạt lở này nằm giữa núi và hai bên đường không có nhà dân nên người tham gia giao thông chủ quan, rất dễ tông vào đống đất trên đường. Lẽ ra, ngành GTVT và chính quyền nên sớm thu dọn để đảm bảo giao thông thông suốt, đằng này đã hơn 1 tháng, những vị trí này vẫn chưa được thu dọn.

Một điểm sạt lở dẫn đến đất đá phủ lấp tỉnh lộ 623, đoạn gần cổng chào huyện Sơn Tây, nhưng đến nay mới chỉ thông xe bước 1 và chưa có giải pháp thu dọn toàn bộ số đất đá trên.

Sạt lở núi vùi lấp 1/2 làn đường tỉnh lộ 623 đoạn qua Km 20+600.

Đi tiếp về phía huyện Sơn Tây đến đoạn qua cổng chào huyện Sơn Tây lại có thêm một “chướng ngại vật” nằm chiếm hết 1/2 lòng đường gồm nhiều đất, đá, cây xanh. Do đất tràn lấp mương thoát nước dọc bên taluy dương nên mỗi khi có mưa lớn, nước chảy tràn qua đường.

Cũng như vị trí trước, tại đây chỉ dựng tấm biển cảnh báo cùng dây phản quang cả tháng nay và chưa có bất kỳ động thái hót dọn nào để đảm bảo ATGT trên tuyến tỉnh lộ 623.

Trong khi đó, trên tuyến tỉnh lộ 626, Di Lăng-Trà Lãnh, dọc tuyến là rất nhiều vị trí được đặt các tấm biển cảnh báo khi tuyến giao thông huyết mạch này xuất hiện dày đặc các vị trí hư hỏng. Trong đó, đoạn điểm qua trung tâm xã Trà Trung cũ nền đường bị đứt gãy làm đôi. Đầu phía nam nhô lên cao tạo ra hàm ếch, còn đầu phía bắc sụp lún sâu xuống.

Dọc theo tuyến giao thông này còn có nhiều điểm đất đá sụt trượt phủ nền đường nhưng đến giờ vẫn chưa được thu dọn.

Không riêng gì hai tuyến giao thông trên mà trên các tuyến đường dẫn về các huyện miền núi như tỉnh lộ 621 (Trà Bồng-Tây Trà), 628 (Nghĩa Hành-Ba Tơ), tuyến đường tránh lũ cứu nạn cứu hộ miền tây Quảng Ngãi… cũng bị hư hỏng nghiêm trọng sau mưa lũ cần sớm được khắc phục.

Một điểm sạt lở và sụt trượt núi khiến nền đường tỉnh lộ 626 bị gãy làm đôi.

Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Sở GTVT Quảng Ngãi cho biết, các vị trí hư hỏng, đoạn, tuyến có dấu hiệu sạt lở trên các tuyến tỉnh lộ… ngành đã nắm và cũng đã chỉ đạo Công ty CP Xây dựng công trình giao thông Quảng Ngãi kiểm tra, đánh dấu vị trí và thống kê số lượng đất đá sạt lở và đề xuất giải pháp xử lý.

“Các vị trí sạt lở, hư hỏng trên các tuyến tỉnh lộ trong các đợt mưa lớn vừa qua thiệt hại rất nặng. Ngành đã tập trung khắc phục bước một tạm thời để đảm bảo hoạt động giao thông. Đối với các hư hỏng mới, các điểm sạt lở phát sinh, bước đầu ngành cho cắm biển cảnh báo và sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung hót dọn trong thời gian tới”, đại diện Sở GTVT thông tin.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.