• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Giao thông đường thủy ổn định ngày đầu thông luồng cầu Ghềnh

24/03/2016, 06:49

Sau ngày đầu thông luồng qua cầu Ghềnh, lượng sà lan bị mắc kẹt trước đó đã tản đi rất nhiều.

1
Giao thông ổn định ngày đầu thông luồng qua cầu Ghềnh. Ảnh: Linh Hoàng.

Theo thống kê của Công ty CP Quản lý bảo trì Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) số 10, đơn vị thực hiện công tác điều tác điều tiết thông luồng lưu thông qua khu vực cầu Ghềnh, từ 9h30 – 16h ngày 23/3, đơn vị này đã cho 59 phương tiện gồm tàu, thuyền, sà lan... đi qua.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Vũ Trung Tá, Tổng giám đốc CP Quản lý bảo trì ĐTNĐ số 10 cho biết, tình hình thông luồng ngày đầu rất ổn định.

Để tiến hành cho các phương tiện lưu thông, đơn vị này đã tiến hành lập ba chốt gồm: chốt thượng lưu (gần cầu Hóa An) có nhiệm vụ hướng dẫn các phương tiện giữ khoảng cách 50 mét khi đi qua cầu Ghềnh; chốt trung tâm (gần cầu Ghềnh), có nhiệm vụ cứu hộ, hỗ trợ phương tiện qua cầu trong trường hợp bị mất lái, mất chủ động có nguy cơ không qua được; chốt hạ lưu (gần cầu Bửu Hòa) có nhiệm vụ như chốt thượng lưu nhưng ở chiều ngược lại.

2
Các phương tiện có tải trọng lớn khi đi qua cầu Ghềnh đều có canô dẫn dắt. Ảnh: Linh Hoàng.

Theo ông Tá, trước khi qua cầu, các phương tiện đều được lực lượng thanh tra ở phía thượng lưu kiểm tra tải trọng và đăng kiểm. Mỗi phương tiện đi qua cầu Ghềnh đều được ca nô ở chốt thượng lưu dẫn dắt.

Cũng theo ông Tá, việc khó khăn nhất trong ngày đầu thông luồng là có quá nhiều phương tiện có tải trọng lớn (dưới 1500 tấn). Để cho các phương tiện có tải trọng lớn quá 400 tấn như đề nghị của Sở GTVT tỉnh Đồng Nai đi qua, ngoài kiểm soát tải trọng và đăng kiểm còn phải canh con nước và độ chảy của dòng sông mới có thể cho tàu qua.

“Trong ngày đầu, chúng tôi đã cho phép 2 phương tiện có tải hơn 500 tấn qua. Điều này chúng tôi căn cứ trên đăng kiểm là hơn 500 tấn nhưng thực tế thiết kế lại nhỏ hơn các phương tiện khác, đồng thời canh con nước thuận lợi nên chúng tôi linh động cho qua. Theo tôi, trong những ngày sắp tới hoàn toàn có thể cho phương tiện có tải trọng tối đa 800 tấn đi qua gầm cầu Ghềnh, nhưng với điều kiện phải canh con nước lớn, đứng dòng, trình độ của lái tàu dày dạn” – ông Tá nói.

3
Khu vực xung quanh cầu Ghềnh đã thông thoáng hơn sau ngày đầu thông luồng.

Từ 9h 30 phút phát lệnh cho phương tiện lưu thông đến 13h 00 phút giải tỏa xong phương tiện từ hạ lưu lên thượng lưu với số lượng chủng loại như sau:

+ Phương tiện có tải trọng:

+ Phương tiện có tải trọng: 300T - 500T: 22 chiếc

+ Phương tiện có tải trọng: >500T: 01 chiếc      

Tổng cộng: 48 chiếc

- Từ 13h 00 phút cho phương tiện từ thượng lưu lưu thông đến 16h 00 phút có + Phương tiện có tải trọng:

+ Phương tiện có tải trọng: 300T - 500T: 03 chiếc

+ Phương tiện có tải trọng: >500T: 02 chiếc      

Tổng cộng: 11chiếc. Số phương tiện đi qua chưa nhiều do chờ nước lớn lên mới lưu hành.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.