• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

Giám đốc Sở GTVT: Chỉ cấm xe máy khi phương tiện công cộng thay thế được

ATGT địa phương

Giám đốc Sở GTVT: Chỉ cấm xe máy khi phương tiện công cộng thay thế được

14/03/2019, 06:43

Đề xuất cấm xe máy lưu thông trên tuyến đường Lê Văn Lương nhận được sự quan tâm của dư luận, đa phần lo lắng cuộc sống sẽ bị xáo trộn.

Người tham gia giao thông bằng xe máy trên đường Lê Văn Lương, Hà Nội. Ảnh: K.Linh

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, dự kiến sẽ đề xuất thí điểm cấm xe máy lưu thông trên tuyến đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng và khoa học. Tuy nhiên, đề xuất trên lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận, đa phần lo lắng cuộc sống sẽ bị xáo trộn.

Chưa phải đề xuất chính thức

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, đơn vị này đang nghiên cứu tại một số khu vực vận tải công cộng đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân sẽ thí điểm cấm xe máy.

“Chúng tôi đang nghiên cứu và dự kiến thí điểm cấm xe máy trên đường Lê Văn Lương và Nguyễn Trãi - Hà Đông sau khi tuyến đường sắt 2A Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động. Đây là các tuyến đường có phương tiện vận tải công cộng đáp ứng được nhu cầu của người dân nên việc thí điểm là cần thiết”, ông Viện nói.

Liên quan đến thời gian dự kiến triển khai thí điểm, ông Vũ Văn Viện cho biết, hiện đơn vị này đang thuê tư vấn lập đề án và chưa có thời gian cụ thể. “Chúng tôi khẳng định, sẽ chỉ thí điểm cấm trên các tuyến đường khi phương tiện công cộng đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân. Mục đích của việc cấm xe máy để đảm bảo kéo giảm ùn tắc và ô nhiễm”, ông Viện nói.

Cũng theo ông Viện, ngay trong năm 2019, Sở GTVT Hà Nội sẽ phối hợp với Viện Chiến lược và Phát triển GTVT xây dựng đề án cụ thể. Trong đề án sẽ có lộ trình, phạm vi, tiến độ, nguyên tắc, các điều kiện cụ thể để cấm xe máy, không phải “Hà Nội thích cấm là cấm”.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết thêm, việc tính toán cấm xe máy trên đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi hiện chỉ đang là dự kiến nghiên cứu thí điểm, chưa phải đề xuất chính thức lên thành phố. “Việc thí điểm cấm xe máy ở những tuyến đường nào sẽ được nghiên cứu thấu đáo để đảm bảo khả thi và đáp ứng điều kiện đi lại, sinh hoạt bình thường của người dân ở khu vực liên quan. Trong quá trình xây dựng đề án, thành phố sẽ lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng”, ông Viện thông tin thêm.

Người dân bất ngờ, chuyên gia lo ngại

Xe máy lưu thông trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội

Mặc dù chưa có đề xuất chính thức, tuy nhiên theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, trong một văn bản của Sở GTVT Hà Nội gửi UBND TP Hà Nội liên quan đến đến phân vùng hoạt động xe máy, tiến tới dừng hoạt của xe máy vào năm 2030, đơn vị này đề xuất thí điểm cấm xe máy trên tuyến đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi giai đoạn 2019-2020.

Nhận thông tin về đề xuất cấm xe máy trên hai tuyến đường Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, ông Đỗ Hữu Bộ (ngõ 6, đường 19/5, phường Văn Quán, Hà Đông) và nhiều người khác đều rất bất ngờ và lo lắng. “Ngày nào tôi cũng phải dùng xe máy đi vài vòng đưa rau, thực phẩm cho các nhà hàng trên tuyến đường Nguyễn Trãi. Nếu cấm đi xe máy, tôi không biết phải làm thế nào?”, ông Bộ nói.

Ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia bày tỏ, việc cấm xe máy lưu thông trên các tuyến dài như Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương không được tính toán thấu đáo sẽ rất dễ thất bại, gây xáo trộn cuộc sống người dân và ùn tắc cho các tuyến đường khác.

“Đây là hai tuyến giao thông huyết mạch, kéo dài, nếu cấm xe máy, người dân sẽ chuyển sang đường khác để đi. Như đường Lê Văn Lương và Trần Duy Hưng chia sẻ giao thông cho nhau. Nếu cấm ở đường Lê Văn Lương, xe máy sẽ dồn sang đường Trần Duy Hưng và gây ra ùn tắc hơn”, ông Tạo phân tích.

Cũng theo ông Tạo, dù đường Lê Văn Lương và Nguyễn Trãi đã hoặc sắp có buýt nhanh BRT, đường sắt đô thị nhưng cũng chỉ là phương tiện phối hợp, không thể thay thế hoàn toàn được xe máy. Bởi buýt BRT, tàu điện chưa trở thành mạng lưới khép kín để người dân đi từ điểm đầu đến điểm cuối.

“Cấm xe máy theo tuyến đường là không khả thi. Hà Nội thay vì cấm nên có quy hoạch hạn chế, tổ chức cấm xe máy theo không gian khu vực lõi theo địa bàn quận rồi lan dần. Ở khu vực lõi đó có đủ phương tiện công cộng, xe buýt, xe điện để phục vụ đi lại. Chẳng hạn, có thể tổ chức từ khu vực Cửa Nam, Bờ Hồ trước rồi mở rộng dần khu vực vô hiệu hóa xe máy”, ông Tạo góp ý.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy, người hơn 40 năm nghiên cứu giao thông cũng cho rằng, Hà Nội thí điểm cấm xe máy hai tuyến trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học, việc làm của người dân nếu phương tiện công cộng không đủ năng lực như kỳ vọng.

“Đây là hai trục đường chính đi vào thành phố và rất dài, nếu cấm người dân đi lại bằng cách nào?” TS. Thủy đặt câu hỏi và cho rằng, Hà Nội muốn cấm xe máy phải có giao thông công cộng phát triển, điểm đỗ taxi, xe buýt kết nối được với xe điện, đường sắt trên cao thuận tiện giá rẻ hơn đi phương tiện cá nhân...

Không nên chỉ cấm xe máy mà cả ô tô cá nhân

Giữa năm 2017, HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết về tăng cường quản lý giao thông đường bộ, trong đó có chủ trương dừng hoạt động xe máy từ năm 2030 tại các quận. Theo đó, thành phố sẽ tổ chức thống kê, phân loại theo khu vực (quận, huyện), niên hạn, chủng loại toàn bộ xe máy trên địa bàn; phân vùng hạn chế hoạt động của loại phương tiện này phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Nghị quyết này cũng nêu rõ, chủ trương của thành phố là giảm tất cả các loại phương tiện giao thông cá nhân, chứ không chỉ xe máy.

Đồng tình với quan điểm này, ông Khương Kim Tạo cho rằng, Hà Nội không nên chỉ hạn chế xe máy mà cần tính đến siết quản lý cả ô tô và thúc đẩy phát triển vận tải công cộng. Phương pháp quản lý không nên cứng nhắc bằng mệnh lệnh cấm mà siết chặt hoạt động ô tô, xe máy để phương tiện vận tải công cộng phát triển.

“Muốn phát triển vận tải công cộng, để người dân lựa chọn đi lại bằng phương tiện vận tải công cộng phải siết lại quản lý ô tô, xe máy, hạn chế không gian đi lại của xe cá nhân so với phương tiện công cộng. Khi người ta đi ô tô, xe máy thấy lâu hơn so với phương tiện vận tải công cộng thì sẽ tự lựa chọn chuyển sang phương tiện công cộng”, ông Tạo nói thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.