• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Gia Lai: Yêu cầu kiểm tra chất kích thích đối với tất cả nạn nhân TNGT

06/04/2019, 09:31

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo ATGT đồng thời yêu cầu kiểm tra y tế chất kích thích đối với tất cả các nạn nhân TNGT...

Một vụ TNGT xảy ra tại nút giao thông đường Phạm Văn Đồng giao với đường Trường Sơn (ngã tư Biển Hồ, P. Yên Thế, TP. Pleiku) khiến 2 người thương vong.

Giảm sâu TNGT

Ban ATGT tỉnh Gia Lai cho biết TNGT ở Gia Lai hiện đang giảm 3 tiêu chí đối với 3 tháng đầu năm. Theo đó, trong 3 tháng qua đã xảy ra 78 vụ TNGT, làm chết 54 người, bị thương 72 người: Trong đó: Địa bàn xảy ra nhiều gồm: TP. Pleiku 21 vụ; Ia Grai 8 vụ; Phú Thiện 6 vụ; Chư Prông, Ia Pa, Chư Pưh, An khê mỗi nơi 05 vụ; Kbang 04 vụ;...; so với cùng kỳ giảm 29 vụ (-27,1%), giảm 17 người chết (-23,94%), giảm 37 người bị thương (-33,94%). Riêng trong tháng 3/2019 xảy ra 26 vụ TNGT, làm chết 20 người, bị thương 27 người (so với tháng trước giảm 02 vụ, tăng 04 người chết, tăng 08 người bị thương).

Phân tích của Ban ATGT tỉnh Gia Lai cho biết: Phần lớn các vụ tai nạn giao thông xảy ra ở quốc lộ; thời gian chủ yếu từ 17h đến 22h đã xảy ra 37 vụ (chiếm 47,43%). Nguyên nhân chủ yếu do ý thức chấp hành pháp luật giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông còn thấp cụ thể: Lấn đường 21 vụ, thiếu chú ý quan sát 13 vụ, vi phạm tốc độ 14 vụ.; phương tiện gây tai nạn chủ yếu là mô tô chiếm trên 50% số vụ TNGT và Quốc lộ 36 vụ (chiếm 46,15%);

Mới đây, Ban ATGT tỉnh Gia Lai đã triển khai kết luận của ông Nguyễn Đức Hoàng- phó chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường giải pháp đảm bảo ATGT trên toàn tỉnh trong thời gian sắp tới. Tại kết luận này, ông Hoàng cho rằng trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; một số tồn tại, hạn chế trong công tác bảo đảm TTATGT.

Thanh tra Giao thông phối hợp với Sở Y tế tiến hành kiểm tra tài xế sử dụng chất ma tuý ở bến xe Đức Long Gia Lai.

Tăng cường đảm bảo ATGT

Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Đức Hoàng đề nghị các cấp, ngành tăng cường công tác đảm bảo ATGT cần thiết để giảm thiểu tai nạn cũng như phòng ngừa TNGT xảy ra như: tăng cường xử lý lái xe mô tô chở nhiều người, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng; tình trạng sử dụng xe mô tô cũ không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật làm phương tiện đi lại, vận chuyển ở vùng sâu, vùng xa; người lái xe không có giấy phép lái xe vẫn điều khiển phương tiện tiềm ẩn nguy cơ gây ra TNGT; xe máy phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, xe máy kéo nhỏ chở người, lưu thông trái quy định; xe quá khổ, quá tải, xe khách loại 16 chỗ chạy vi phạm tốc độ, vòng vo đón khách, "xe dù", "bến cóc" vẫn còn diễn ra; vi phạm hành lang an toàn đường bộ còn nhiều.

Cụ thể: Đối với Sở GTVT ông Hoàng đề nghị: Triển khai công tác kiểm tra việc thực hiện quy định về trật tự, an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải đối với các đơn vị kinh doanh vận tải; phối hợp với Sở Y tế tổ chức khám sức khỏe toàn bộ lái xe kinh doanh vận tải của các đơn vị do Sở cấp Giấy đăng ký kinh doanh; lực lượng TTGT phối hợp với các địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; tăng cường hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải đối với cấp huyện.

Đối với lực lượng Công an tỉnh, ông Hoàng cho rằng cần tăng cường xử lý các hành vi vi phạm tốc độ, lấn đường, tránh vượt sai quy định; vi phạm các quy định về vận tải đường bộ; lái xe vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy, đặc biệt đối với lái xe kinh doanh vận tải khối lượng lớn như xe chở khách từ 9 chỗ ngồi trở lên, xe tải nặng từ 10T trở lên, xe container...

Đối với Sở Y tế, ông Hoàng chỉ đạo tổ chức tổng kiểm tra công tác khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe và người học lái xe trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các ngành trong công tác xét nghiệm ma túy, chất kích thích thần kinh, nồng độ cồn đối với lái xe kinh doanh vận tải; Yêu cầu các cơ sở khám chữa, bệnh thực hiện kiểm tra chất ma túy, nồng độ cồn đối với toàn bộ nạn nhân cấp cứu do TNGT.

Ngoài ra, ông Hoàng còn nghị kiểm tra công tác bảo đảm trật tự ATGT tại các địa phương có TNGT tăng cao, diễn biến phức tạp; các địa phương cần phải rà soát, kiểm soát xe mô tô không bảo đảm an kỹ thuật, xe mô tô độ chế cũ nát vẫn tham gia giao thông; đẩy mạnh đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô cho người dân tại cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Rà soát điểm đen, điểm nguy hiểm về an toàn giao thông, chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý; nghiên cứu lắp đặt đèn chiếu sáng công cộng tại các điểm nguy hiểm, các nút giao giữa đường địa phương với quốc lộ, nơi tập trung đông dân cư ...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.