• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Phát triển - Kết nối

Gia Lai giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

30/07/2021, 23:00

Triển khai đồng bộ các chính sách về dân tộc, trong 5 năm từ 2016 đến 2021, tỷ lệ hộ nghèo ở Gia Lai đã giảm từ mức 19,71% xuống còn 5,38%.

Ban Tôn giao tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo kết quả 5 năm triển khai Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Đến nay, 100% xã tại Gia Lai có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Giao thông kết nối tạo tiềm lực phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều tín hiệu tốt

Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai cho biết, 5 năm (2016-2021), từ các nguồn lực thông qua các chính sách dân tộc để đầu tư, hỗ trợ cho các lĩnh vực an sinh xã hội, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiển số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh, các chính sách được thực hiện đồng bộ đã tạo được sự hỗ trợ đa dạng, tích cực, có tác động tổng hợp đa chiều đến đời sống nhân dân trên địa bàn.

Tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương tổ chức rà soát, phê duyệt các đối tượng thụ hưởng chính sách, thực hiện xây dựng các giải pháp, bố trí và huy động nguồn lực, tạo cơ chế ưu tiên vốn đầu tư cho các địa bàn còn khó khăn và đồng bào DTTS nghèo. Các chương trình, chính sách đã huy động sức mạnh và sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, các cá nhân và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn quy định; từ 70% - 80% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; 90% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 97,3% trạm y tế cấp xã đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 50,13% trường đạt chuẩn quốc gia, 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân.

Hiệu quả từ các chương trình, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào DTTS đã phát huy trong công tác xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào được nâng cao, tư duy sản xuất thay đổi, người dân phát triển kinh tế được tham gia vào trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm tra, giám sát cũng như quản lý và sử dụng những kết quả từ nguồn vốn đầu tư.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, nhìn chung kết quả thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi đem lại hiệu quả cao, đã giải quyết được những khó khăn, nhu cầu cần thiết và các vấn đề cơ bản nhất đối với đồng bào DTTS, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo như: cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhà ở, nước sinh hoạt, dịch vụ y tế, giáo dục,…góp phần ổn định định cư, đảm bảo cuộc sống.

Người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Mang Yang

Còn nhiều vướng mắc

Cũng theo tỉnh Gia Lai, mặc dù có nhiều cố gắng song khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng DTTS, vùng đồng bào khó khăn và đô thị còn khá lớn; quy mô nền kinh tế còn nhỏ. Kết quả huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ phát triển sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn cao (chiếm 11,14% trong tổng số hộ DTTS và chiếm 86,07% trong tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh), kết quả giảm nghèo ở một số nơi chưa thật sự bền vững, ý thức tự lực, tự cường của đồng bào DTTS trong việc vươn lên thoát nghèo ở nhiều nơi còn hạn chế.

Tình trạng không có đất hoặc thiếu đất sản xuất đang diễn ra ở một số nơi đối với người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung và cộng đồng các DTTS nói riêng; kết cấu hạ tầng KT-XH chưa đáp ứng được yêu cầu, quy hoạch khu dân cư còn manh mún, thiếu đồng bộ, vẫn còn tình trạng người dân du canh du cư, di cư tự do, cuộc sống khó khăn chưa ổn định, phân bố không theo quy hoạch (trên 10.000 hộ).

Tỷ lệ người DTTS đi học đúng độ tuổi còn thấp, đặc biệt là ở cấp trung học phổ thông (34,7%); tỷ lệ người DTTS chưa biết đọc, biết viết tiếng Việt còn khá cao (33,8%). Mức thụ hưởng văn hóa của đồng bào DTTS còn thấp; bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của một số dân tộc thiểu số đang bị mai một; tập tục lạc hậu còn tồn tại ở một số địa phương.

Đội ngũ cán bộ trong hệ thống công tác dân tộc ở cơ sở, nhất là ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn ở một số nơi chưa đạt yêu cầu. Công tác quản lý nhà nước về dân tộc còn bất cập (việc triển khai thực hiện công tác dân tộc ở cấp huyện giao cho Phòng Dân tộc còn rất chậm vì lý do khối lượng công việc nhiều mà phòng chỉ còn 02 – 03 biên chế; một số huyện đã giải thể Phòng Dân tộc nên chỉ có 01 công chức phụ trách lĩnh vực công tác dân tộc thuộc Văn phòng UBND cấp huyện đảm nhận).

Ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến nâng cao đời sống văn hóa, giáo dục của nhân dân gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bố trí quy hoạch, sắp xếp dân cư có lối sống văn minh, hiện đại; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế, phát huy nội lực của người dân để đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Qua phân tích của Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai cho thấy, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi chủ yếu là vùng cao, biên giới, địa hình phức tạp, tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai còn xảy ra thường xuyên, khó lường; cơ sở hạ tầng còn yếu kém; xuất phát điểm của người dân thấp. Chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa lớn nên rất khó khăn để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội; nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, vốn đầu tư còn phân tán, dàn trải.

Chỉ rõ những bất cập, tồn tại, thời gian tới, Ban Dân tộc sẽ cùng với các cấp, ngành của tỉnh Gia Lai tích cực triển khai các giải pháp để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân và vùng đồng bào dân tộc sinh sống.

Trong 5 năm (2016 - 2020), tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Gia Lai từ 19,71% (vào thời điểm đầu năm 2016) giảm còn 5,38% (vào cuối 2020). Bình quân mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,86%;

Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS đầu năm 2016 là 40,18%, giảm còn 11,14% vào cuối năm 2020. Bình quân mỗi năm giảm 5,8%.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.