• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Gặp lại cậu học trò cứu 57 bạn học 20 năm trước

10/11/2019, 06:18

Cậu học trò lớp 7 năm nào từng cứu 57 học sinh giờ là một người chồng, người bố chững chạc.

Võ Đại Đại cắt gỗ làm lồng chim, giỏ hoa

Cách đây 20 năm, cậu học trò lớp 7 Võ Đại Đại (SN 1985, thôn La Khê Trẹm, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) đã kịp thời ứng cứu 57 học sinh bị trận lũ lịch sử “nhốt” trên mái. Cậu học trò lớp 7 năm nào giờ là một người chồng, người bố chững chạc.

La Khê Trẹm nằm giữa 2 nhánh sông Tả Trạch và Hữu Trạch phía thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Hương Thọ.

Sáng 1/11/1999, trời mưa nhỏ, Đại cùng các bạn đến trường như mọi khi. Đến chiều cùng ngày trời bắt đầu đổ mưa rồi mưa xối xả, nước đầu nguồn cuồn cuộn đổ về dâng cao rất nhanh. Gần trưa hôm sau, cậu học trò lớp 7 chèo thuyền ra đi neo lại lồng cá thì nghe nghe tiếng kêu cứu phát ra từ phía ngôi trường. Sực nhớ các bạn cùng trường ở bên kia sông hôm qua không kịp về do nước sông dâng cao, đò ngang dừng hoạt động, cậu lập tức chèo ghe quay lại. Trên nóc mái trường còn lại giữa dòng lũ dữ bủa vây là 57 bạn học sinh khối 7 và khối 8 cùng thầy giáo. Cậu cố gắng chèo ghe tiếp cận mái, chở các bạn đến đồi Hợp Tổng cách ngôi trường khoảng 300m.

“Quãng đường từ trường đến quả đồi không quá xa, nhưng trời mờ mịt, nước chảy rất xiết”, Đại cho hay. Cùng với sự nỗ lực của cậu học trò lớp 7, việc giải cứu 57 học sinh cùng thầy giáo Trường THCS Hương Thọ đến nơi an toàn còn có sự góp sức của một số người dân trong thôn. Hành động dũng cảm của cậu học trò lớp 7 cùng những người dân trên đã được tuyên dương sau cơn lũ lịch sử.

Đại cho biết, cùng với sự đổi thay trên vùng đất “ốc đảo”, một trong những niềm vui đến khá bất ngờ đối với cậu, là vừa được gặp lại một số bạn trong số 57 học sinh đã được giải cứu 20 năm trước. Ai cũng xúc động bồi hồi. Mọi người kể lại, khi nước lũ tràn vào phòng học, 57 học sinh cùng 2 thầy giáo kê bàn ghế lên cao ngồi tránh lũ. Cứ thế, nước lũ dâng lên đến đâu thì bàn ghế tiếp tục được kê lên. Trong đêm 1/11, mấy thầy trò lót dạ bằng mì tôm, cơm vắt do bảo vệ trường đem sang, ngồi canh nước lũ. Rạng sáng 2/11, nước lũ lên ngang cửa sổ, thầy giáo tìm cách dỡ ngói để cùng toàn bộ học sinh trèo lên mái trường tránh lũ, sau đó được thuyền của cậu học trò lớp 7 cùng người dân cứu thoát.

Sau khi học hết cấp 2 tại Trường THCS Hương Thọ, Đại khăn gói về nhà người quen ở trọ học cấp 3 tại Trường THPT Hương Vinh. Cuộc sống gia đình khó khăn, sau khi tốt nghiệp cấp 3, cậu đi nhiều nơi học nghề, làm nhiều việc, từ “phu” đá granit, nhân viên sân golf… rồi đến nghề mộc.

Hơn 10 năm trước, Đại quyết định trở về quê nhà rồi “bén duyên” với cô thiếu nữ ở thôn Định Môn trên “ốc đảo”. Năm 2010, họ cưới nhau và hiện đã có 2 đứa con trai, đứa lớn học lớp 3, đứa nhỏ lớp mẫu giáo. Đại cho biết, để có tiền trang trải cùng người vợ giáo viên mầm non nuôi 2 đứa con nhỏ, cậu lập một xưởng nhỏ phía sau nhà để làm giỏ hoa, lồng chim bán cho các cơ sở ở TP Huế.

Trường THCS Hương Thọ cũ vẫn còn đó nhưng các em học sinh bây giờ đến học tại cơ sở mới. “Ốc đảo” Hương Thọ cũng đã thoát cảnh phụ thuộc hoàn toàn vào những chuyến đò ngang từ hơn 6 năm nay, kể từ khi có cầu phao nối đôi bờ nhánh sông Tả Trạch.

Đặc biệt, cuộc sống người dân nơi vùng “ốc đảo” có sự chuyển mình mạnh mẽ sau khi cây cầu bê tông cốt thép nối đôi nhờ nhánh Hữu Trạch dài 213,35m, rộng 6m hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2015. Tuyến đường từ cầu Hữu Trạch vào đến lăng Gia Long cũng đã được đầu tư xây dựng, không chỉ giúp người dân thuận lợi trong đi lại, vận chuyển hàng hóa, mà còn mở ra thêm nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực du lịch...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.