• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Dứt khoát xóa sổ đường ngang trái phép

06/07/2018, 06:00

Số lượng lớn đường ngang bất hợp pháp cộng với ý thức không tốt của người dân gây ra các vụ tai nạn.

1

Lối đi tự mở nhan nhản trên trục đường sắt Bắc - Nam (đoạn từ Thường Tín đến Phủ Lý) - Ảnh: Khánh Linh

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình cho rằng, số lượng lớn đường ngang bất hợp pháp cộng với ý thức của người tham gia giao thông không tốt đã gây ra các vụ tai nạn đường sắt. “Vấn đề này đã từng được đề cập nhiều lần. Dứt khoát phải xóa sổ những đường ngang này”, Phó Thủ tướng yêu cầu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đảm bảo ATGT 6 tháng đầu năm do Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức hôm qua (5/7).

Truy nguyên nhân tai nạn

Theo Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng, 6 tháng đầu năm, toàn quốc xảy ra gần 9.000 vụ TNGT, làm chết trên 4.100 người, bị thương trên 7.000 người. So với 6 tháng đầu năm 2017, TNGT giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, TNGT vẫn diễn biến phức tạp, đã xảy ra một số vụ TNGT nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đặc biệt, việc liên tiếp xảy ra các vụ TNGT đường sắt những ngày cuối tháng 5 đã gây bức xúc trong dư luận.

Nguyên nhân, theo ông Hùng là do nhiều địa phương chưa tổ chức cảnh giới tại các lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn. Nguồn vốn hạn hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư, sửa chữa, nâng cấp đường ngang, xây dựng hàng rào đường gom, hàng rào hộ lan.

“Lỗi do người điều khiển phương tiện, người đi bộ qua đường dân sinh chiếm tới gần 42%; cùng đó, lỗi do người điều khiển phương tiện vi phạm khoảng giới hạn đường sắt và người đi bộ đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt chiếm gần 9% và lỗi do người điều khiển phương tiện, người đi bộ qua đường ngang có biển báo chiếm trên 11%”, ông Hùng nói.

Đồng quan điểm, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, hệ thống đường sắt hiện có 5 tuyến chính đi qua 166 quận, huyện, gần 800 xã, phường. Lẽ ra con số TNGT đường sắt có thể giảm thiểu được nếu ý thức, trách nhiệm được tăng cường.

“Các vụ TNGT đường sắt có nguyên nhân chủ yếu không phải do phía đường sắt mà do người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ngành chức năng cũng cần phải xem xét một cách đúng mức hơn trong các vụ tai nạn”, Trung tướng Sơn nói.

Cùng đó, ông Sơn cũng đề xuất bổ sung kiến thức khi đi qua đường sắt vào chương trình đào tạo, sát hạch lái xe. Ngoài ra, hiện còn tới 85% đường ngang dân sinh vi phạm chuẩn ATGT. Vì vậy, ngành đường sắt, đường bộ cần ưu tiên nguồn kinh phí khắc phục bất cập hạ tầng đường sắt.

2

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình kết luận Hội nghị

Lập riêng đề án kéo giảm tai nạn đường sắt

Cho biết hiện có khoảng trên 5.700 đường giao cắt với đường sắt, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thông tin thêm, chỉ có trên 1.500 đường giao cắt được kiểm soát bằng gác chắn và biển báo. Trên 4.200 lối đi còn lại dân tự mở bất hợp pháp.

“Những vụ TNGT đường sắt vừa qua là do lỗi của người tham gia giao thông đường bộ, khi đến điểm giao với đường sắt không quan sát trước khi vượt. Việc này rất cần sự phối hợp của chính quyền các địa phương, tỉnh cũng phải bố trí kinh phí để làm gờ giảm tốc ở những đường ngang giao cắt với đường sắt”, Bộ trưởng nói và cho biết đã giao Tổng cục Đường bộ làm gờ giảm tốc tại các đường ngang. Tới đây, đường sắt mới cũng sẽ có hộ lan, hàng rào chắn để đảm bảo ATGT.

Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình cho rằng, số lượng lớn đường ngang bất hợp pháp cộng với ý thức của người tham gia giao thông không tốt đã gây ra các vụ tai nạn. “Vấn đề này đã từng được đề cập nhiều lần. Dứt khoát phải xóa sổ đường ngang này”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Chỉ đạo chung về công tác đảm bảo ATGT, Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị phải kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 32 về kiểm soát tải trọng phương tiện, Chỉ thị số 04 về nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và kế hoạch tuyên truyền, vận động và xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ.

“Nếu làm nghiêm quy định đội mũ bảo hiểm bên cạnh việc giáo dục ý thức an toàn khi tham gia giao thông, khi xảy ra tai nạn sẽ giảm nhiều tỷ lệ thương vong”, Phó Thủ tướng nói và chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền và xử lý vi phạm để giảm TNGT.

“Phải ưu tiên sử dụng Quỹ Bảo trì đường bộ để xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên đường bộ; Quyết liệt triển khai các biện pháp phòng ngừa tai nạn đường sắt; xây dựng Đề án “Bảo đảm trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt” trình Thủ tướng Chính phủ ban hành”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý không chỉ sử dụng nguồn Quỹ Bảo trì đường bộ để xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT mà trong ăn 2019 cần tính toán để lại phần lớn tiền xử phạt vi phạm giao thông cho địa phương để xử lý điểm đen và hộ lan cho đường sắt. “Chúng ta đã thấy rõ nguyên nhân thì phải tập trung xử lý dứt điểm”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Nghiên cứu hình thức xử phạt mới

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài các hình thức xử lý, giải quyết vi phạm giao thông. Ví dụ, những xe đậu đỗ không đúng quy định, chủ xe bỏ đi, hình thức xử phạt của họ là dán giấy thông báo yêu cầu đến nơi chấp hành xử phạt. Thứ hai, là cẩu xe đi luôn, chủ xe đến lấy xe vừa phải nộp phạt, vừa phải đóng tiền cẩu xe. “Hoặc có thể nghiên cứu hình thức xử phạt qua tư pháp, khi người vi phạm được thông báo đến Tòa giải quyết. Lần thứ nhất không đến, lần thứ hai sẽ phạt nặng hơn, đến lần thứ ba xử lý coi như vi phạm hình sự”, Phó Thủ tướng gợi ý.

Cần tăng mức xử phạt để răn đe

Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Văn Thể cho biết, Luật GTĐB đã thực hiện được 10 năm, hiện tình hình vận tải, phương tiện có nhiều thay đổi. Do vậy, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ, Quốc hội, trong nhiệm kỳ này sẽ điều chỉnh lại Luật GTĐB.

“Bộ GTVT mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp để sửa đổi Luật bám sát thực tiễn, đảm bảo chất lượng”, Bộ trưởng nói.

Liên quan đến Nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính, Bộ trưởng cho biết, đây là giải pháp căn cơ, nếu mức xử phạt cao, đảm bảo ATGT sẽ tốt hơn. Tới đây, cần rà soát lại Nghị định 46 theo hướng nâng cao mức xử phạt một số hành vi nguy hiểm để đảm bảo đủ sức răn đe.

Liên quan đến Nghị định 86 sửa đổi về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, quá trình sửa đổi, Bộ GTVT đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp, nhưng đây là vấn đề mới, liên quan nhiều vấn đề nên Bộ GTVT đang tiếp tục tiếp thu ý kiến đóng góp, hoàn thiện trong thời gian sớm nhất để trình Chính phủ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.