• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Đường phố Thanh Hóa vắng "bợm nhậu" sau khi có Nghị định mới

07/01/2020, 15:11
image

Trên đường phố Thanh Hóa, lượng xe dừng, đỗ tại các quán ăn giảm đi rất nhiều.

Lực lượng CSGT và Trật tự Công an TP Thanh Hóa đang kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô trên Đại lộ Lê Lợi

Ủng hộ luật mới, chấp nhận chịu phạt

Thực hiện kế hoạch cao điểm về xử lý vi phạm nồng độ cồn đảm bảo TTATGT trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Công an TP Thanh Hóa đã ra quân chốt chặn trên một số tuyến đường nhiều quán nhậu để xử lý “ma men”.

19h30’, ngày 6/1, trên Đại lộ Lê Lợi (tuyến đường này có rất nhiều quán nhậu và cũng là cửa ngõ phía Đông ra vào TP Thanh Hóa), một tổ TTKT của lực lượng CSGT và Trật tự gồm 10 người sử dụng các trang thiết bị, máy móc chuẩn bị “giăng lưới” để bắt “ma men”.

Hơn 2 tiếng đồng hồ, có gần 200 xe ô tô bị kiểm tra nhưng không có trường hợp nào "dính" nồng độ cồn

Trong 2 tiếng đồng hồ có tổng cộng hơn 200 xe ô tô được lực lượng CSGT "vẫy" vào kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, kết quả từ máy đo cho thấy không có lái xe nào “dính” nồng độ cồn.

Anh Lê Trung Sơn ở TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) cho biết: "Tôi rất ủng hộ nghị định mới về quy định trong xử phạt đối với người tham gia giao thông khi vi phạm nồng độ cồn. Đây là việc làm rất đúng. Từ khi nghe báo, đài tuyên truyền và bản thân tôi cũng đã đọc hết các quy định trong Nghị định mới nên không uống rượu bia khi lái xe.

Cùng chung quan điểm, anh Đặng Ngọc Chiến ở huyện Đông Sơn điều khiển xe ô tô 36A-148.62 cho hay: "Từ khi luật mới quy định, bản thân tôi vẫn nhắc nhở người thân, bạn bè phải chấp hành luật giao thông. Tuyệt đối khi tham gia giao thông không uống rượu bia".

Sau khi kiểm tra ô tô, lực lượng chức năng kiểm tra hàng chục chiếc xe máy. Đến 21h30’, CSGT dừng kiểm tra xe máy mang BKS: 36B2-463.68 do anh Đ.S.T. (SN 1991, ngụ tại huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) điều khiển.

Qua kiểm tra, anh Sơn có nồng độ cồn trong hơi thở là 0,293mlg/l khí thở. Với lỗi này, anh T. bị phạt hành chính 4,5 triệu đồng, tước GPLX 13 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.

Khi được hỏi tại sao có quy định mới tại vẫn uống rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông, anh T. cho hay: Cũng có biết luật mới nhưng do mới đi tất niên về và mình đã uống rồi thì phải chấp nhận chịu phạt thôi.

Một người điều khiển xe máy đang bị kiểm tra nồng độ cồn

Phố vắng, phường lại đông

Từ ngày 1/1/2020, sau khi Luật Phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực, quan sát ở khu vực TP Thanh Hóa cho thấy lượng người đi xe ô tô đến các quan nhậu thưa dần.

Lâu nay, trên các tuyến đường Đại lộ Lê Lợi, Cao Thắng, Hải Thượng Lãn Ông, Dương Đình Nghệ…. được xem là tập trung nhiều quán ăn đêm và lúc nào cũng đông kín người và xe. Thế nhưng khi Luật mới ban hành thì hầu hết các tuyến đường trên thưa xe dần.

Anh Đặng Ngọc Chiến ở huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) cho biết, đã uống rượu bia thì không nên lái xe

Trao đổi với Báo Giao thông, Trung tá Phạm Việt Giang - Đội phó Đội CSGT và Trật tự Công an TP Thanh Hóa cho biết: Khi có Nghị định mới ban hành, chúng tôi cũng đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới người dân. Qua theo dõi nắm bắt, hiện nay trên đường phố vào các giờ cao điểm buổi tối hầu như lượng xe dừng, đỗ tại các quán ăn giảm đi rất nhiều.

Thay vào đó, người dân lại tổ chức ăn uống tại gia đình ở phường, xóm vì gần nhà. Bây giờ ở phường người tập trung ăn uống mới đông còn trong trung tâm thì lại vắng. Từ công tác kiểm tra nồng độ cồn cho thấy ít có người vi phạm nồng độ cồn xảy ra ở TP Thanh Hóa.

“Có tâm lý cho rằng tiền phạt có thể chưa phải là gánh nặng nhưng việc tước GPLX thấp nhất 10 tháng và cao nhất 24 tháng thì nhiều người rất e ngại vì đó là cần câu cơm của họ. Nên cũng có thể vì điều này mà người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đang dần thay đổi ý thức, nghiêm túc thực hiện những quy định mới”, Trung tá Giang chia sẻ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.