• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đường hỏng sau mưa lũ, nông dân Gia Lai thêm điêu đứng

02/01/2017, 09:25

Đợt mưa lớn kéo dài khiến hồ thủy điện An Khê-Ka Nak xả tràn thời điểm 29/10-7/11 làm hư hỏng trên 38km đường...

14

Đường Lâm Nghiệp của TX An Khê (nối 4 xã Song An - Cửu An - Xuân An - Tú An) bị hư hỏng nghiêm trọng sau mưa lũ

Đợt mưa lớn kéo dài khiến hồ thủy điện An Khê - Ka Nak xả tràn thời điểm 29/10 đến 7/11 làm hư hỏng trên 38km đường giao thông tại TX An Khê; đợt 2 từ 11-16/12 tiếp tục làm ảnh hưởng trên 39km nữa. Nông dân không chỉ điêu đứng vì thiệt hại hoa màu mà còn gặp khó khăn khi nông sản khó vận chuyển vì đường sá hư hỏng.

Không thu nông sản vì đường hỏng

Theo khảo sát của PV Báo Giao thông, đường Lâm Nghiệp của TX. An Khê  (nối 4 xã Song An - Cửu An- Xuân An - Tú An) và đặc biệt đường từ QL19  đi ngang qua 4 xã là vùng nguyên liệu sắn và mía lớn của TX An Khê ngày càng xuống cấp nghiêm trọng sau các đợt mưa lũ. Đường hỏng khiến người dân đi lại bằng xe máy còn khó khăn, chứ chưa nói đến việc vận chuyển nông sản từ vùng nguyên liệu lớn.  

Tại thôn An Điền Nam 2 (xã Cửu An, TX An Khê) tồn tại khoảng 2km đường đất đã bị hỏng từ nhiều năm nay. Mặt đường bị trôi, nhiều đoạn nước khoét sâu thành những rãnh lớn, có đoạn sâu tới gần 1m, rộng gần 2m. Ông Lê Xuân Em (45 tuổi, trú thôn An Điền Nam 2) cho biết, con đường ngang qua nhà đã bị nước xói lở khiến cho cửa ngõ không thể nào đi qua được. “Mấy hôm trước trời mưa, tôi đi xay lúa mà phải cõng chứ không thể dùng xe máy để đèo đi. Nếu lỡ có ai đau ốm thì không biết phải làm sao. Chỉ mong Nhà nước đầu tư cho con đường này để người dân ổn định”, ông Em nói và cho biết thêm: “Đường hỏng nghiêm trọng, xe tải vào không được nên nông sản của bà con như mía, mì cũng chưa thể chặt và nhổ được. Mưa lũ thời gian qua khiến nước ngấm vào, khoai, mì bắt đầu thối.

Ông Hà Anh Thái, Trưởng phòng Kết cấu hạ tầng (Sở GTVT Gia Lai) cho biết, con đường Lâm Nghiệp nối với tỉnh lộ 669, thuộc cấp quản lý Hạt Quản lý đường bộ TX An Khê. Sau khi nắm được tình trạng hư hỏng, đơn vị đã yêu cầu hạt này dùng xe tải chở đất để lấp, lèn phần đường hư hỏng để người dân thuận lợi khi đi lại và vận chuyển nông sản.

Còn những người dân đã chặt mía vào đúng thời điểm mưa lớn như gia đình ông Nguyễn Đức Chính (thôn Hbang, xã Kông Lơng Khơng, huyện K’bang) thì lo lắng hơn. “Gia đình tôi có 20ha cả mía tơ lẫn mía gốc. Khi nhà máy đường An Khê bắt đầu ép ngày 25/11 thì gia đình thuê người thu hoạch. Mới chuyển được khoảng 160 tấn thì trời mưa tầm tã hơn 20 ngày không ngớt, trên ruộng còn 40 tấn mía đã chặt bỏ đó. Thân lâu ngày dầm mưa nên chuyển dần sang thâm đen, nấm mốc. Không chỉ riêng nhà tôi mà 16 hộ khác trong thôn cũng rơi vào tình cảnh đó”. Cũng như ông Chính, ông Nguyễn Văn Bình (thôn 1, xã Thành An, TX An Khê) cho biết, ngày 28/11 vừa qua, gia đình chặt khoảng 2ha mía thì gặp mưa. Sau khi vận chuyển một số xe thì vẫn còn lại trên ruộng khoảng 50 tấn mía, ông Bình đành ngậm ngùi nhìn chúng dần hư hỏng. “Bao nhiêu công của đều tập trung cho cây mía, tới lúc thu hoạch còn bị hư”, ông Bình than thở.

Trao đổi với PV, Phó chủ tịch xã Xuân An Nguyễn Ngọc Lai cho hay, con đường Lâm Nghiệp này quả thực đã hỏng từ nhiều năm nay. Và cũng là một phần nguyên nhân ảnh hưởng đến giá trị của nông sản người dân. “Xe tải vào không được thì phải nhờ xe máy kéo “tăng bo”. Với một vùng nguyên liệu như vậy thì việc tăng bo rất tốn chi phí cũng như sức người. Nào là chất lên một lượt xe kéo rồi đổ xuống bãi; tiếp tục chất lên xe tải lớn. Tốn chi phí nhiều chặng đường nên có bán được nông sản, lời lãi cũng chả còn bao nhiêu. “Nhiều lần cử tri xã Xuân An và các xã khác mong muốn chính quyền sớm giúp nông dân nhanh khắc phục hoặc nâng cấp tuyến đường này để nông sản bà con không bị ép giá và thuận lợi cho người dân đi lại.

“Dân phải có Tết”

Trao đổi với Báo Giao thông, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Bí thư Thị ủy An Khê (Gia Lai) cho biết, sau lũ lụt, toàn bộ hệ thống giao thông trên địa bàn hư hỏng, xuống cấp nặng, nhất là giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, ảnh hưởng lớn đến người dân. “Mía không thể chặt được. Sắn thì bị ung thối, đất nhão không thể nhổ được. Và có thu hoạch được cũng không thể vận chuyển được. Đây cũng là vấn đề TX lo lắng nhất đối với nông sản của bà con”, bà Lịch nói và nhấn mạnh: “Thời điểm Tết đang cận kề mà nông sản, đường sá như thế này thì rất lo. Hiện, TX đã rà soát để sửa chữa đường, sửa nhà bị sập hư hỏng; hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại; cấp gạo cứu đói, đồng thời vận động cộng đồng dân cư, doanh nghiệp hỗ trợ chung tay để lo Tết cho người nghèo, với mong muốn toàn bộ người nghèo đều có Tết sum vầy”.

Theo số liệu thống kê từ Nhà máy Đường An Khê, trong đợt mưa lũ vừa qua, trên toàn vùng nguyên liệu của Nhà máy có khoảng 8.000-10.000 tấn mía cây của 300 hộ dân bị hư hỏng, không thể chế biến. Nguyên nhân là do mía đã chặt nhưng sau đó gặp mưa dài ngày, đường sá hư hỏng, ruộng mía bị mềm lún nên xe không thể vào vận chuyển được. Ông Nguyễn Hoàng Phước, PGĐ Nhà máy Đường An Khê cho biết, sản lượng mía của nhà máy mùa mía 2016-2017 dự kiến khoảng 1,5 triệu tấn từ nguồn nguyên liệu thuộc 4 huyện, thị xã của tỉnh Gia Lai (TX An Khê, huyện K’bang, Kông Chro, Đắk Pơ). Do mưa lũ kéo dài nên nhà máy sẽ tăng công suất nhà máy trong thời gian tới và dự kiến kết thúc vụ mía vào giữa tháng 5/2017. “Mưa kéo dài cả tháng nên mía hỏng hết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trữ lượng đường trong mía. Tuy nhiên, chia sẻ với người nông dân, nhà máy vẫn mua ở mức 950.000 đồng/tấn mía (10 chữ đường) tại ruộng. Hiện nhà máy đã chịu lỗ khoảng 10 tỉ đồng để đáp ứng việc thu mua của người nông dân trên địa bàn. Đó là chia sẻ với người nông dân do thời tiết mưa lũ”, ông Phước nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.