• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đường gom đại lộ Thăng Long thành... “bãi rác”

30/03/2018, 07:33

Hai bên đường gom Đại lộ Thăng Long nhan nhản rác thải bị đổ trộm cùng với tình trạng đất đá vương vãi...

6

Những đống rác thải dân sinh và phế thải xây dựng được các đối tượng đổ trộm tràn lan trên địa phận quận Nam Từ Liêm

Ghi nhận của PV Báo Giao thông chiều 27/3, hai bên đường gom đại lộ Thăng Long tình trạng rác thải và bùn đất công trường bị đổ trộm vương vãi rất nhem nhuốc, nhiều vị trí cỏ dại mọc um tùm, gây mất ATGT.

Cụ thể, tại Km 6+00 gần cầu 70 (hướng trung tâm TP Hà Nội), chưa đầy 200m có tới 4 đống phế thải xây dựng, đất đá, các mảng bê tông vỡ vụn xếp chồng lên nhau cùng một số đống phế liệu, sắt vụn kế bên. Phía đối diện (hướng Láng Hòa Lạc), hai bãi rác lớn với tạp nham vôi vữa, đất đá kéo dài cả trăm mét chình ình trên vỉa hè, tràn ra cả lòng đường.

Anh Nguyễn Văn Sơn, Tổ trưởng Tổ Duy trì môi trường đại lộ Thăng Long, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, Chi nhánh Cầu Diễn (Urenco 7) cho hay, ngoài những khu vực kể trên, tình trạng phế thải xây dựng chất như núi còn diễn ra tại khu vực cầu vượt 80 (Km20), Km24 (hướng Láng - Hòa Lạc); Km 11-12 gần khu An Khánh.

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường tiến hành tưới nước, rửa đường thường xuyên. Cùng đó, thời gian qua, lực lượng liên ngành 2 sở đã thực hiện kiểm tra hoạt động của các trạm trộn, bãi vật liệu xây dựng trên địa bàn.

“Các xe đổ rác, phế thải trộm chủ yếu hoạt động về đêm. Công nhân môi trường thu dọn hôm trước, sáng hôm sau lại la liệt khắp mặt đường, dọn không xuể”, anh Chiến bức xúc.

Sáng 28/3 quay lại tuyến đường gom này, PV tiếp tục chứng kiến những đống phế thải mới được bày ra tại cầu chui dân sinh số 5 chưa được các đơn vị chức năng hót, dọn, gây khó khăn cho việc tham gia giao thông của người và phương tiện.

Cùng với nạn đổ trộm, việc lưu thông trên đường gom đại lộ Thăng Long còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đá, cát vương vãi từ những chiếc xe tải nặng. Đáng chú ý, đoạn đường khu vực cầu chui dân sinh số 3 và đoạn từ cầu chui dân sinh Km 9+656 đến cầu chui dân sinh số 5 (Km 10+056) đang xuất hiện tình trạng sụt lún, xuống cấp trầm trọng gây mất ATGT cho các phương tiện lưu thông qua đây. Đoạn trước trạm trộn bê tông An Phúc xuất hiện một ổ voi rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao nhưng mới chỉ được khắc phục một cách cẩu thả bằng hàng rào tre xô lệch. Tìm hiểu nguyên nhân, PV được biết, đối diện khu vực cầu chui dân sinh số 3 đang hiện hữu mỏ vật liệu xây dựng quy mô lớn, mỗi ngày có hàng trăm lượt xe tải hoạt động rầm rộ, liên tục làm vương vãi vật liệu, khiến đường xuống cấp nhanh.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó giám đốc Urenco 7 cho biết, tình trạng trên đã xuất hiện từ lâu và có dấu hiệu ngày càng gia tăng từ cuối năm 2017 đến nay.

“Urenco 7 mặc dù được giao theo gói thầu chỉ gồm: Quét hút bụi, nhặt rác thủ công kết hợp thi công cơ giới, không có hạng mục thu dọn đất phế thải. Nhưng để đảm bảo vệ sinh môi trường tuyến đường, năm 2017, đơn vị đã tiến hành thu gom 2.900 tấn đất, từ đầu năm 2018 đến nay là hơn 280m3 phế thải xây dựng bằng nguồn vốn đặt hàng không thường xuyên của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco)”, ông Hoàng Anh nói và cho biết, khối lượng phế thải còn lại chưa được xử lý do đơn vị không bố trí được kinh phí thu gom.   

Ông Lê Xuân Tiến, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho rằng, tình trạng đổ trộm rác thải xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân hai bên đường. Hoạt động của các đối tượng đổ trộm rất tinh vi, thường di chuyển trong đêm tối, hoặc đi ô tô đổ trộm rồi tháo chạy với tốc độ rất nhanh gây cản trở lớn cho lực lượng thực thi công vụ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.