• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đường đi bộ Hà Nội chưa khai thác đã bị chiếm dụng

20/03/2019, 07:00

Làn đường dành riêng cho người đi bộ, đi xe đạp dọc sông Tô Lịch dù chưa khai thác nhưng đã có một số người ngang nhiên bán hàng rong.

Tình trạng người dân ngang nhiên bán hàng rong trên làn đường của người đi bộ bắt đầu xuất hiện

Làn đường đi bộ dài nhất Thủ đô, thuộc dự án mở rộng đường Láng có chiều dài 4km dọc sông Tô Lịch đoạn từ Ngã tư Sở đến Cầu Giấy dù chưa chính thức hoàn thành, đưa vào khai thác đã được rất nhiều người dân thích thú, hàng ngày đến tham quan, đi bộ và người đi xe đạp, tập thể dục...

Làn đường dành riêng cho người đi bộ, đi xe đạp này nằm cách biệt hoàn toàn với làn đường dành cho ô tô, xe máy bằng dải phân cách. Dải phân cách còn được trồng 3 tầng cây, tầng trên cùng là những cây bóng mát như phượng, ban, muồng... tầng giữa là những cây bụi như tường vi, dâm bụt, hoa giấy và tầng dưới cùng là thảm cỏ, dương xỉ, muống nhật... Lan can cao tới 1,5m lắp đặt chạy dọc bờ sông để đảm bảo cho an toàn cho người đi bộ, đi xe đạp.

Tại mỗi điểm giao cắt đều được lắp đặt biển báo, đèn tín hiệu báo hiệu làn đường dành riêng cho xe đạp, người đi bộ. Mỗi điểm dừng đỗ xe buýt trên đường Láng còn được thiết kế thêm hệ thống đường dẫn giúp người khuyết tật đi xe lăn có thể lên xuống dễ dàng.

Mặc dù vậy, theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, những ngày gần đây, có không ít phương tiện xe máy cố tình lưu thông qua làn đường này trong giờ cao điểm. Cùng đó là tình trạng một số người ngang nhiên bán hàng rong cũng bắt đầu xuất hiện ngay trên làn đường của người đi bộ. Có người còn bày bán tràn ra cả lòng đường, chiếm hết cả lối đi của người đi bộ.

“Đường đi bộ chưa chính thức đưa vào khai thác người ta đã đến chiếm dụng, bày bán rồi. Điều này không chỉ gây phản cảm, còn tạo tiền lệ xấu. Không hiểu sau này sẽ còn bao nhiêu người đua nhau đến bán hàng nữa”, chị Nguyễn Thu Hồng, người dân ở đường Láng nói.

Chị Hồng cũng chia sẻ thêm, giữa những tấp nập của phố xá, việc có con đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp như thế này rất hữu ích. Tuy nhiên, do nằm cạnh sông Tô Lịch “như dải lụa đen vắt ngang thành phố” nên khi mùi nước sông ô nhiễm bốc lên vô cùng khó chịu. “Mong là tới đây con sông được cải tạo để tuyến đường bộ trở nên trong lành hơn nữa”, chị Hồng bày tỏ.

Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện đơn vị thi công dự án khẳng định, để đảm bảo ATGT sau khi tuyến đường bộ đi vào sử dụng sẽ dựng thêm hàng rào đủ hẹp để người đi bộ có thể lách qua, đủ cao để có thể vác xe đạp qua nhưng vẫn không cho xe máy đi vào được. Cùng đó, Hà Nội cũng đang có kế hoạch cải tạo sông Tô Lịch để đảm bảo môi trường trong lành hơn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.