• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Đường biến thành sông, dân tố quy hoạch nắn cong thêm đoạn cua nguy hiểm

Giao thông 24h

Đường biến thành sông, dân tố quy hoạch nắn cong thêm đoạn cua nguy hiểm

09/10/2021, 13:37

Dự án chỉnh trang tuyến đường Ba Lan ở TP Hạ Long (Quảng Ninh) bị tố quy hoạch "nắn cong", triển khai tốc độ "rùa bò" gây ngập úng khi mưa lớn.

Dự án cải tạo, chỉnh trang tuyến đường Ba Lan, đoạn từ ngã ba Ba Lan tới nhà máy đóng tàu Ba Lan có chiều dài 751m với tổng kinh phí trên 68 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và từ nhân dân hiến đất và công trình kiến trúc trên đất (mỗi hộ dân hiến tối thiểu 10m2 đất) để mở rộng mặt đường, cải tạo hệ thống thoát nước.

Nhưng dù đã triển khai hơn 2 năm, dự án chưa đầy 1km đường này đến nay vẫn dang dở khiến cho mỗi khi mưa to, toàn tuyến phố bị ngập lụt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tham gia giao thông của người dân nơi đây.

Sau mỗi trận mưa lớn, cả tuyến phố Ba Lan biến thành... sông

Dân tố chính quyền "nắn cong" tuyến phố

Một trong những nguyên nhân khiến dự án cải tạo, chỉnh trang tuyến đường Ba Lan chậm trễ là do đến nay, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án vẫn chưa hoàn tất.

Việc đẩy nhanh tiến độ thi công dự án chỉnh trang đô thị tuyến phố Ba Lan của lực lượng chức năng đã cơ bản nhận được sự đồng thuận của người dân nơi đây. Để thi công mở rộng tuyến phố này, dự án đã lấy chủ yếu vào cổng, tường bao, một số công trình kiến trúc của hơn 200 hộ dân hai bên đường.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 12 hộ dân chưa đồng ý giải phóng mặt bằng (GPMB) vì chưa đồng thuận với phương án của chính quyền.

Khu vực có hơn chục hộ dân làm đơn kêu cứu và tố chính quyền "nắn cong" quy hoạch

​Nhiều hộ dân sinh sống tại các số nhà từ 70 đến 90 trên tuyến phố Ba Lan đã gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng và báo chí phản ánh: Đường Ba Lan đoạn từ số nhà 70 - 90 vốn đã là khúc cua cong, thường xuyên xảy ra TNGT làm chết và bị thương nhiều người.

Thế nhưng, quá trình quy hoạch dự án không tổ chức lấy ý kiến của người dân, không bám sát thực tế. Đoạn đường cong lẽ ra phải cắt bớt cua, nắn thẳng đường hơn thì nay lại tiếp tục mở rộng về phía đường bị cong làm cho khúc cua lại càng cong hơn.

Bà Đ.T.Th – một trong những người ký đơn kêu cứu cho biết: "Chỉnh sửa, nâng cấp kiểu gì mà đường cong càng cong hơn, như vậy có hợp lý? Chúng tôi nghi ngờ có chuyện lợi ích nhóm, làm tốn kém ngân sách ở đây".

Một phần diện tích cần giải phóng mặt bằng để thi công đang bị vướng mắc do sự không đồng thuận của người dân

​Ngoài ra, một số hộ dân chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng vì cho rằng, dự án chỉ vận động mỗi hộ hiến 10m2 đất, nhưng gia đình họ phải lấy nhiều đất hơn cho dự án nên cần được đền bù.

Ông Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch UBND phường Giếng Đáy, TP Hạ Long xác nhận, việc bà con kiến nghị thắc mắc về "nắn cong" tuyến phố.

Tuy nhiên, ông Thế Anh khẳng định, không có chuyện chính quyền "nắn cong" đường. Bởi thực tế, khi thiết kế, các cơ quan chức năng đã thẩm định rất kỹ, khi thấy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn thì mới phê duyệt để làm đường.

Chính quyền phường Giếng Đáy gặp gỡ, trao đổi với hộ dân thuộc diện GPMB phục vụ dự án

​Về việc các hộ cho rằng dự án lấy đất nhiều hơn mức vận động chung, ông Thế Anh cho hay: "Thực tế, khu vực đất mở rộng đường chủ yếu nằm trong vùng quy hoạch hành lang đường. Nhưng do từ lâu không có sự quản lý chặt chẽ dẫn đến một số hộ đã xây dựng công trình lên phần diện tích này".

Theo ông Thế Anh, khi tiến hành GPMB, hầu hết các hộ đã đồng thuận hiến đất, số hộ còn lại được đền bù theo quy định. Tính đến chiều 9/10, đã có một hộ đồng thuận, tự tháo dỡ công trình. Số hộ còn lại sẽ đồng ý cho kiểm đếm để phục vụ công tác đền bù, hỗ trợ.

Lượng người, phương tiện tham gia giao thông giờ tan tầm trên phố Ba Lan rất đông

Tỉnh hoả tốc yêu cầu, dự án rục rịch thi công trở lại

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long đã phải ra văn bản hỏa tốc yêu cầu đơn vị thi công khẩn trương hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất nhằm tránh tình trạng ngập lụt, ảnh hưởng tới giao thông.

Đầu tháng 10/2021, PV Báo Giao thông có mặt tại tuyến phố Ba Lan, ghi nhận dự án chỉnh trang đô thị tuyến phố Ba Lan đang được thi công trở lại khá khẩn trương.

Đơn vị thi công huy động thiết bị, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ dự án

Đại diện đơn vị thi công tuyến phố cho biết: Theo thiết kế, dự án mở rộng mặt đường từ 9m lên 14,5m với 4 làn xe cơ giới; vỉa hè hai bên rộng 3m; cải tạo làm mới toàn bộ hệ thống rãnh dọc hai bên; bổ sung thiết kế các tuyến ống ngang đường để đấu nối thu nước vào cống hiện trạng; trồng cây xanh; di chuyển, hạ cáp ngầm điện lưới; lắp đặt mới 25 cột chiếu sáng đèn led; lắp đặt thay thế tuyến ống cấp nước...

Ông Phạm Đức Cường, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng TP Hạ Long, chủ đầu tư dự án cho biết: Đến thời điểm hiện tại, tiến độ dự án đạt khoảng trên 80%. Toàn bộ hệ thống cống thoát nước ngang đã hoàn thành; hệ thống vỉa hè, viền bó vỉa, hệ thống điện trung thế, hạ thế, chiếu sáng cùng nhiều hạng mục khác đã hoàn thành…

Hệ thống vỉa hè trên tuyến phố Ba Lan đang khẩn trương được hoàn thiện

​Ông Vũ Xuân Khảm, Tổ phó Tổ 2, khu 1, phường Giếng Đáy cho hay: Mặc dù tuyến phố Ba Lan chỉ dài gần 1km, nhưng lại là tuyến giao thông quan trọng với lưu lượng phương tiện qua lại rất đông, nhất là giờ tan tầm.

Đặc biệt, trên tuyến còn có 2 trường tiểu học và trung học cơ sở với hơn 2.000 học sinh và hàng nghìn công nhân của các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Cái Lân thường xuyên qua lại.

"Chính vì thế, đông đảo bà con đều mong muốn chính quyền địa phương cần nhanh chóng tạo sự đồng thuận của bà con để dứt điểm việc GPMB, sớm hoàn thành dự án…", ông Khảm nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.