• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đừng đổ lỗi cho dân khi xảy ra TNGT

04/07/2016, 19:00

Ông Khuất Việt Hùng cho rằng không nên đổ lỗi cho dân mà hãy đánh giá những nguyên nhân gây ra TNGT.

1.

Hội nghị trao đổi kinh nghiệm MTTQ VN vận động toàn dân tham gia đảm bảo trật tự ATGT 6 tỉnh, thành phía Nam diễn ra tại TP Cần Thơ.

Đa số TNGT là do ý thức!

Sáng 4/7, tại TP Cần Thơ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) đã phối hợp cùng Ủy ban ATGT Quốc gia cùng TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động toàn dân tham gia đảm bảo trật tự ATGT với sự tham gia của MTTQ VN và Ban ATGT 6 tỉnh, thành phía Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Trương Thị Hồng Ánh, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN cho biết, hội nghị nhằm trao đổi đánh giá lại thực trạng trật tự ATGT trong thời gian qua và qua đó đề ra giải pháp tiếp tục thực hiện công tác này trong thời gian tới. Bà Ánh nhấn mạnh: “Nhất là thực hiện phong trào toàn dân tham gia đảm bảo trật tự ATGT, tôi đề nghị các đại biểu của các địa phương tập trung đóng góp xây dựng 5 vấn đề trọng tâm như: Đánh giá lại vai trò của MTTQ trong tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tuyên truyền; xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm về đảm bảo trật tự ATGT; Công tác phối hợp; và những kiến nghị, đề xuất trong thời gian tới”.

Hội nghị đã thu hút khá nhiều ý kiến đóng góp và những kiến nghị của các tỉnh, thành về công tác tuyên truyền toàn dân đảm bảo trật tự ATGT trong thời gian qua và sắp tới. Điển hình, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban thường trực Ban ATGT TP.HCM khẳng định, tình hình TNGT trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua chiếm đến 80% là do ý thức người tham gia giao thông. Thành phố có khoảng 12 triệu người, trong đó người dân bản địa là 10 triệu người, còn lại là dân các tỉnh thành khách đến sinh sống. Trong số người chết vì TNGT trong thời gian qua thì có tới 60% là người nhập cư, còn lại 40% là người dân thành phố. Đó là con số làm đau đầu ngành chức năng của thành phố. “Cần tuyên truyền mạnh vào các tầng lớp đoàn thể, trong thời gian qua chúng ta còn xem nhẹ đối tượng cần tuyên truyền trong công đồng. Khi báo cáo thì địa phương nào cũng nói tốt, nhưng kiểm tra tới đâu cũng thấy bất cập. TP.HCM đang nhắm đến lực lượng TNXP và Cựu chiến binh làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền sắp tới”, ông Tường nêu quan điểm.

Tương tự, đại diện MTTQ tỉnh Đồng Nai nêu quan điểm, thứ gì cũng làm nhiều rồi nhưng kết quả tác động thì rất ít. Những mô hình, ý tưởng về công tác tuyên truyền hay cần phải khen thưởng ngay tức khắc để cổ động tinh thần, đưa tiêu chí ATGT vào tiêu chí nông thôn mới và đô thị văn minh để địa phương cùng xây dựng.

Ngoài ra, nhiều địa phương cũng nêu ra quan điểm tình hình TNGT trong thời gian qua chủ yếu là do ý thức người tham gia giao thông còn kém, thực trạng lấn chiếm lòng lề đường và không đổi mới hình thức tuyên truyền hiệu quả…

Đừng cứ TNGT là đổ lỗi cho dân

Sau khi nghe nhiều ý kiến đóng góp, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, tình hình TNGT đang có xu hướng gia tăng trở lại, 6 tháng đầu năm TNGT ở 2 tiêu chí về số vụ và bị thương nhưng lại tăng số người chết so với cùng kỳ nên chúng ta còn nhiều việc phải làm. Thời gian tới phải lấy người thực thi công vụ làm gương để tuyên truyền về văn hóa giao thông. Xã hội hóa trong công tác tuyên truyền cũng rất quan trọng, cần phối hợp với các tổ chức tôn giáo, tận dụng độ lan truyền của mạng xã hội để tuyên truyền cũng rất hiệu quả.

Bên cạnh đó cũng cần khen thưởng kịp thời những mô hình làm hay…“Tuyên truyền có đường mà không lối thì cũng vô tác dụng. Ý thức người tham gia giao thông là vấn đề quyết định thành bại trong kéo giảm TNGT. Tuy nhiên, không phải cứ xảy ra TNGT là đổ lỗi cho ý thức của người dân, mà các ngành chức năng phải coi lại năng lực đánh giá vấn đề gây ra TNGT. Các địa phương phải xem xét và xử lý dứt điểm các điểm đen về TNGT, quan tâm đến việc bảo vệ trật tự hành lang ATGT đường thủy. Tập trung xử lý vi phạm về nồng độ cồn cũng như tiếp tục thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 18 của BCH Trung ương Đảng”, ông Hùng nhấn mạnh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.