• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Dùng điện thoại trên máy bay nguy hiểm thế nào?

15/02/2016, 13:07

Việc cấm sử dụng điện thoại trên máy bay tưởng như ai cũng biết tường tận, nhưng việc tuân thủ đúng quy định...

9
Hành khách vẫn cố tình dùng điện thoại trên máy bay - Ảnh minh họa

Thực tế, theo quy định hiện hành, hành khách không được sử dụng điện thoại di động, máy nhắn tin và các loại thiết bị thu phát tín hiệu vì có thể gây nhiễu sóng thiết bị dẫn đường của máy bay. Khi đi máy bay, hành khách luôn được tiếp viên nhắc nhở tắt nguồn điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay đặc biệt trong lúc máy bay cất, hạ cánh.

Đáng buồn là quy định đã rõ, nhưng vẫn không ít thượng đế cố tình không tuân theo. Đa phần hành khách chỉ tuân thủ quy định khi máy bay cất cánh, còn khi máy bay hạ cánh, dù tiếp viên trưởng của chuyến bay còn chưa dứt lời: “Quý khách không được sử dụng điện thoại di động và các loại thiết bị điện tử cầm tay cho đến khi vào bên trong nhà ga”, khắp khoang hành khách, tiếng chuông bật điện thoại như trêu ngươi. Thậm chí có trường hợp, máy bay vừa chạm bánh xuống đường băng, đã có hành khách “ra rả” nói chuyện điện thoại.

Cần phải nói rằng, hiện chưa có bằng chứng nào chỉ ra chiếc điện thoại di động làm rơi máy bay thương mại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia hàng không, điện thoại di động có thể làm nhiễu sóng, gây mất tập trung và phí công sức không cần thiết của phi công trong giai đoạn quan trọng. Thực tế, giai đoạn cất và hạ cánh của máy bay được xem là giai đoạn quan trọng nhất của mỗi chuyến bay, đòi hỏi đội ngũ phi hành đoàn phải tập trung cao độ, liên lạc thường xuyên với trạm kiểm soát không lưu và đảm bảo hoạt động của tất cả các trang thiết bị trên máy bay. Thực tế, những tai nạn nguy hiểm đều tập trung ở hai giai đoạn này, kéo dài khoảng 15 - 20 phút để đạt được độ cao hơn 3.000 m.

Việc tắt điện thoại di động là quy định liên quan đến an ninh, an toàn và trách nhiệm, nghĩa vụ của hành khách đi máy bay là phải tuyệt đối tuân thủ các quy định này. Nên nhớ, nếu sử dụng điện thoại trên máy bay, phi hành đoàn hoàn toàn có quyền lập biên bản vi phạm. Bạn có thể bị phạt tiền và nếu chống đối, bạn thậm chí còn có thể bị cấm bay. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.