• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Đủ lý do trì hoãn cân xe lưu động

11/04/2014, 07:15

Sau 11 ngày đồng loạt ra quân triển khai trạm cân lưu động ngăn chặn xe quá tải theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT, nhưng khu vực phía Nam chỉ có vài tỉnh triển khai.

Cân xe bằng trạm cân lưu động trên QL20 đoạn Km 97+300 thuộc tỉnh Lâm Đồng
Cân xe bằng trạm cân lưu động trên QL20 đoạn Km 97+300 thuộc tỉnh Lâm Đồng

Hai tháng chưa đăng ký được biển số xe


Theo thống kê của Cục Quản lý đường bộ IV, trong 22 tỉnh, thành khu vực phía Nam (từ Ninh Thuận đến Cà Mau) hiện chỉ có 3 tỉnh triển khai trạm cân lưu động gồm Lâm Đồng, Bến Tre, Đồng Nai. Các tỉnh còn lại viện dẫn đủ lý do để trì hoãn. 
 

Sau một tuần triển khai kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn cả nước, Tổng Cục Đường bộ VN đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính    phủ có văn bản phê bình 9 địa phương chưa triển khai quyết liệt gồm: Bình Phước, Tiền Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bình Định, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Quảng Bình.

Tại Ninh Thuận, mặc dù xe lưu động đã được nhận về từ ngày 14/2/2014 tức là cách đây gần hai tháng nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành các thủ tục đăng ký, cấp biển số xe. Lý giải về sự chậm trễ này, ông Trương Bình Hanh - Phó Giám đốc Sở GTVT Ninh Thuận đưa ra đủ lý do: Nào là thời gian cập rập, phải xin ý kiến của các sở, ngành, chưa có kinh phí hoạt động, QL1 đang mở rộng nên chưa tìm được vị trí… “Chúng tôi đang nỗ lực để cuối tháng 4 có thể đưa trạm cân vào hoạt động”, ông Hanh nói.

Trong khi đó tại Bình Thuận, ông Phạm Văn Nam - Giám đốc Sở GTVT cho biết, đến nay tỉnh mới phê duyệt quy chế hoạt động của trạm cân. Sở vẫn chưa sắp xếp được người tại trạm cân, phía Tài chính cũng chưa cấp kinh phí để trạm cân hoạt động. 


Tại tỉnh Bình Phước, đến nay vẫn chưa khảo sát được vị trí bố trí trạm cân trên tuyến đường nào, mặc dù QL13, QL14 đang ngày càng tan nát vì xe quá tải lưu hành. Ông Hồ Văn Hữu - Giám đốc Sở GTVT Bình Phước cho biết, hôm trước có đưa trạm cân ra hoạt động thử nhưng trục trặc kỹ thuật nên phải đem cất. Đến nay tỉnh vẫn chưa đăng kiểm, đăng ký xong biển số xe.

Địa phương khoái cân xách tay hơn


Trạm kiểm soát tải trọng xe tại Km97+300 trên QL20 do Sở GTVT Lâm Đồng triển khai từ đầu tháng 3/2014, tức là trước một tháng so với cả nước. Qua hơn một tháng triển khai đến nay có 1.706 xe bị kiểm tra tải trọng, trong đó có 213 xe vi phạm. Theo ông Nguyễn Văn Gia - Phó Giám đốc Sở GTVT Lâm Đồng, số lượng xe quá tải vi phạm đã giảm từng ngày.


Ông Gia cho biết, quá trình triển khai trạm cân lúc đầu cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng điều quan trọng là lãnh đạo tỉnh rất quyết liệt nên đã chỉ đạo rốt ráo. Khi Sở GTVT xây dựng quy chế, đăng ký biển số xe, thậm chí là xin bổ sung thêm 7 cán bộ thanh tra cũng đều được lãnh đạo tỉnh đồng ý.


Ông Nguyễn Công Thanh - Phó Cục trưởng Cục QLĐB IV cho biết, đến nay vẫn một số tỉnh như Long An vẫn gửi công văn đề nghị Cục cấp kinh phí để địa phương tiến hành gia cố đường đặt trạm cân. Có địa phương còn đề nghị hỗ trợ về nhân sự.


Trong khi viện đủ lý do trì hoãn triển khai trạm cân lưu động thì nhiều địa phương báo rằng đã triển khai kiểm soát tải trọng bằng cân xách tay nhiều tháng nay. Những địa phương như: Đồng Tháp, Tiền Giang, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh có 5 bộ cân xách tay. Riêng Bà Rịa - Vũng Tàu có đến 8 bộ cân xách tay. Một cán bộ của Tổng cục Đường bộ cho biết, do trạm cân lưu động với thiết bị hiện đại hơn, có kết nối với mạng của Tổng cục Đường bộ, địa phương nào có triển khai hay không, triển khai từ thời điểm nào, vị trí nào, xe nào vượt tải trọng bao nhiêu thì Tổng cục đều nắm rõ và buộc phải xử phạt. Trong khi cân xách tay thì các lực lượng độc lập tác chiến trên khắp các tuyến đường nên rất khó kiểm soát.                  

Phan Tư
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.