• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

“Đột nhập” lãnh địa xe độ chế đầu ngang

11/07/2016, 09:12

Tỉnh lộ 5 qua địa bàn xã Cư Êbur (Đắk Lắk) được mệnh danh là “xứ sở” của những chiếc xe đầu ngang...

13

Hình ảnh xe độ chế đầu ngang được PV Báo Giao thông ghi nhận trên tuyến tỉnh lộ 5 qua khu vực xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - Ảnh: Ngọc Hùng

Tỉnh lộ 5 qua địa bàn xã Cư Êbur (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được mệnh danh là “xứ sở” của những chiếc xe đầu ngang – loại phương tiện bị Chính phủ cấm lưu hành từ lâu. Tại đây, không kể ngày đêm, hàng trăm chiếc xe đầu ngang vẫn ngang nhiên chở vật tư, nông sản và người tung hành ngang dọc.

Cấm cứ chạy

Thực tế theo hướng cuối đường Phạm Ngũ Lão đi tỉnh lộ 5 về trung tâm xã Cư Êbur, PV Báo Giao thông bắt gặp những chiếc xe đầu ngang cũ rích, nổ “đinh tai nhức óc”, chở đầy người và hàng phía sau chạy vun vút trên đường. Theo quan sát, loại xe này cấu trúc tương tự xe tải, hệ thống bánh được gắn bởi hai trục cầu (cả cầu trước và sau đều chạy được); phía trước đầu xe gắn một đầu máy nổ Dongfeng nằm ngang, có vô lăng điều khiển. Nhiều chiếc xe đầu ngang tài xế còn lắp thêm hệ thống tời để đi đường lầy. Tuy nhiên, các xe đầu ngang này thường không có đèn, không còi, không đăng kí, đăng kiểm xe và người điều khiển xe cũng không có giấy phép lái xe.

Đi sâu vào xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk), PV bắt gặp hàng chục chiếc xe độ đầu ngang tương tự chạy dọc ngang khắp các đường liên thôn, liên xã. Hầu hết các xe cũ kĩ, phía sau chở theo người và hàng cồng kềnh như: cỏ, củi, phân bón, vật liệu xây dựng...

Theo Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông, kể từ ngày 1/1/2008, đình chỉ lưu hành ôtô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu phương tiện xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ.

Chủ quán nước ven đường vào xã Cư Êbur cho hay, loại xe độ đầu ngang ở địa bàn xã Cư Êbur rất thông dụng, vì chở người dân đi làm rẫy cà phê. Vào mùa thu hoạch cà phê, từng đoàn xe nối đuôi nhau, phía sau chất chở những bao cà phê cao ngút và người ngồi chênh vênh ở trên. ”Loại xe này chạy được hai cầu nên rất mạnh, chở được nhiều người, hàng hóa. Xe chạy bằng vô lăng nên tài xế dễ điều khiển. Giá thành xe chỉ khoảng từ 25 – 40 triệu đồng, hợp với túi tiền của người dân”, chủ quán nước cho hay.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã Cư Êbur cho biết, theo số liệu thống kê từ Công an xã, toàn xã có 1.180 phương tiện xe máy cày, xe cày và xe độ chế đầu ngang; trong đó, có 662 xe cày, 39 xe máy cày và 479 xe độ đầu ngang. Tuy nhiên, chỉ có 413 xe đã được đăng kí, cấp biển số quản lý theo quy định của Nhà nước. Riêng loại xe độ chế đầu ngang, trên địa bàn xã tập trung nhiều nhất ở thôn 2 (172 xe), thôn 3 (228 xe), ngoài ra nằm rải rác trên 7 thôn, buôn còn lại.

“Hầu hết, người dân sử dụng loại phương tiện này phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như chở người lên nương rẫy, chở nông thổ sản hàng hóa... và chở vật liệu xây dựng làm nhà”, ông Hà nói.

Loay hoay tìm cách xử lý!

“Xã đã nhiều lần tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của xã về việc cấm sử dụng xe độ chế; chính quyền xã đã nhờ cha xứ tuyên truyền cho xứ dân của mình nữa, nhưng xe độ chế gắn liền với đời sống người dân từ lâu nên rất khó thay đổi. Chính quyền địa phương cũng nhiều lần kiến nghị cấp trên, đồng thời phối hợp với Công an TP Buôn Ma Thuột xử lý nhưng không có hiệu quả. Bởi, mỗi lần triển khai lực lượng xử lý, người dân sẽ tập trung kéo đông người phản đối dữ dội”, ông Hà chia sẻ.

Ông Bùi Văn Ngọc, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Đắk Lắk cho biết, do đặc thù địa hình Tây Nguyên nên người dân thường sử dụng phương tiện xe máy kéo và xe độ chế để làm phương tiện phục vụ sản xuất. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện toàn tỉnh có khoảng 78.808 xe máy kéo nhỏ; còn lượng xe chưa đăng kí và loại xe độ chế thì rất khó thống kê.

“Việc xử lý xe độ chế trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều khó khăn. Hàng năm, Ban ATGT phối hợp với các huyện tổ chức tuyên truyền cho người dân về đăng ký xe, cấp biển số và cấm sử dụng xe độ chế bằng vô lăng. Sắp tới, Ban ATGT tỉnh sẽ có kiến nghị, tham mưu với Ủy ban ATGT Quốc gia đối với loại phương tiện này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung để có hướng xử lý và phòng ngừa các vụ tai nạn liên quan đến xe máy kéo, xe độ chế”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.