• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đồng Nai: “Tử thần” rình rập đường ngang trái phép

02/03/2017, 07:28
image

Những vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng liên tiếp xảy ra là hồi chuông báo động về ATGT đường sắt qua địa bàn...

15

Vẫn còn nhiều đường ngang dân sinh bất hợp pháp tồn tại - Ảnh: Vĩnh Phú

Hiểm họa từ đường ngang trái phép

Sáng 24/2, PV Báo Giao thông quay trở lại đoạn đường ngang dân sinh tại Km 1701+255 (phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Đây là nơi mà ngày 1/2 (mùng 5 Tết) xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng giữa xe ô tô 16 chỗ và tàu hỏa khiến 2 người chết, 7 người bị thương. Ngay sau vụ tai nạn, Công ty CP Đường sắt Sài Gòn đã làm gờ giảm tốc, lắp thêm biển báo và cử người cảnh giới tạm thời.

Theo thống kê của Công ty CP Đường sắt Sài Gòn, đoạn đường sắt đi qua địa bàn Đồng Nai có chiều dài 89,172km. Trên tuyến có 123 điểm giao cắt, trong đó đường ngang có gác 32 điểm, đường ngang cảnh báo tự động 16 điểm, đường ngang biển báo 9 điểm, còn lại 66 lối đi dân sinh trái phép.

Anh Hoàng Minh Quyền, nhân viên Đội Quản lý đường sắt Biên Hòa - người được bố trí cảnh giới tại đây cho biết, công ty chỉ cử người làm nhiệm vụ cảnh giới tạm thời sau vụ tai nạn, đến cuối tháng 2 sẽ bàn giao lại cho địa phương. “Do nơi đây là khu dân cư đông đúc nên mật độ phương tiện qua lại rất cao, để đảm bảo ATGT, về lâu dài cần bố trí người cảnh giới thường xuyên”, anh Quyền nói.

Quan sát của PV cho thấy, dọc tuyến đường sắt đoạn từ Km 1701+000 đến gần cầu Ghềnh dài chưa đầy 1km nhưng có tới 5 đường ngang dân sinh luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Trên tuyến đường sắt qua các phường Long Bình, Tân Biên (TP Biên Hòa) và xã Hố Nai (huyện Trảng Bom), hàng chục đường ngang dân sinh trái phép vẫn chưa được xử lý triệt để. Tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt vẫn diễn ra phổ biến.

Cụ thể, tại Km 1689+500 (Khu phố 8, phường Long Bình, TP Biên Hòa) từ lâu đã trở thành lối đi thường xuyên của người dân và công nhân khi muốn đi tắt vào Khu công nghiệp Amata. Tương tự, tại điểm giao cắt giữa đường sắt với đường bộ dân sinh Yên Thế (Km 1684+780, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom) vào giờ cao điểm sáng và chiều nhiều xe đẩy hàng rong, hàng quán hoạt động nhộn nhịp ngay sát đường sắt, che khuất tầm nhìn người tham gia giao thông…

Xem thêm video:

Khẩn trương bố trí thêm người cảnh giới

Năm 2016, Ban ATGT tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Công ty CP Đường sắt Sài Gòn thống nhất tổ chức cảnh giới tại 8 điểm đen đường ngang dân sinh hay xảy ra tai nạn đường sắt. Các điểm đen này nằm ở TP Biên Hòa (5 điểm), huyện Trảng Bom (2 điểm) và Xuân Lộc (1 điểm). Việc bố trí người cảnh giới đã được UBND tỉnh chỉ đạo từ cuối tháng 12/2015, nhưng hiện chỉ mới bố trí cảnh giới được 4 điểm, đều nằm tại TP Biên Hòa. Trong số 8 điểm đen tai nạn trên tuyến đường sắt qua Đồng Nai đề xuất có người cảnh giới, thì mới thực hiện được 4 điểm.

“Tại những điểm đường ngang có người cảnh giới đều không xảy ra tai nạn. Trong khi đó, 1 trong 4 điểm còn lại được đơn vị quản lý đường sắt đề nghị có người cảnh giới nhưng chưa thực hiện được thì mùng 5 Tết đã xảy ra tai nạn nghiêm trọng làm 9 người thương vong”, ông Nguyễn Đình Đảng, Phó giám đốc Công ty CP Đường sắt Sài Gòn cho biết.

Theo ông Đảng, năm 2016, đơn vị đã nhiều lần tổ chức các đợt phát quang tầm nhìn tại các đường ngang, lối đi dân sinh trên toàn tuyến, sửa chữa kết cấu mặt đường ngang, bổ sung cọc tiêu, biển báo và rào xóa bỏ, thu hẹp 52 lối đi dân sinh. Tuy nhiên, một số vị trí sau khi công ty tổ chức rào xóa bỏ, thu hẹp thì lại bị người dân gỡ ra.

“Nếu không có biện pháp kịp thời, nguy cơ tai nạn là rất lớn, mà hậu quả tai nạn giữa đường bộ với đường sắt lại rất nghiêm trọng. Địa phương cần sớm bố trí người cảnh giới tại những điểm đen tai nạn, phía công ty sẽ trợ giúp huấn luyện người cảnh giới”, ông Đảng nói.

Ông Trịnh Tuấn Liêm, Giám đốc Sở GTVT kiêm Phó trưởng Ban ATGT tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian qua Ban ATGT tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp với ngành Đường sắt và đã yêu cầu các địa phương phải rà soát tất cả các đường ngang và tổ chức xóa bỏ, không để phát sinh đường ngang dân sinh trái phép. Nếu đường ngang nào không xóa bỏ được ngay thì cần có người cảnh giới, đảm bảo ATGT. Theo đó, trong quý I/2017, UBND TP Biên Hòa sẽ tiếp tục triển khai bố trí người cảnh giới tại 4 vị trí gồm: Km 1698+500, Km 1701+255, Km 1701+060, Km 1701+625. Huyện Trảng Bom, Xuân Lộc phải bố trí người cảnh giới tại Km 1670+660 và Km 676+570 (huyện Trảng Bom), Km 1641+560 (huyện Xuân Lộc).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.