• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đồng Nai: Thêm người cảnh giới, giảm TNGT đường sắt

10/11/2016, 14:46

Nhờ bố trí người cảnh giới ở những điểm đen giao cắt đường bộ - đường sắt cùng một số giải pháp hiệu quả...

13

Đường ngang dân sinh tại Km 1692+305 (phường Tân Hiệp, Biên Hòa) đã được bố trí người cảnh giới

Hiệu quả từ chốt gác có người cảnh giới

Chiều 2/11, PV Báo Giao thông có mặt tại đường ngang dân sinh Km 1692+305 (phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa) - nơi đã từng xảy ra nhiều vụ TNGT thảm khốc giữa xe máy và tàu hỏa. Do nơi đây gần QL1 để đi tắt vào trung tâm TP Biên Hòa nên mật độ giao thông qua lại rất cao.

Thời gian qua, hành vi “đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt” chiếm tới 50-60% nguyên nhân gây TNGT đường sắt trên địa bàn Đồng Nai. Do đó, Ban ATGT tỉnh đã kiến nghị Ủy ban ATGT Quốc gia bổ sung, điều chỉnh Nghị định 46 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đường sắt có nội dung này. 

Đoàn tàu vừa chạy qua, PV đã tiếp chuyện người cảnh giới gác chắn tàu tại điểm đen này. Ông Nguyễn Văn Tuấn (61 tuổi, trú KP1, phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, tại điểm giao cắt đã từng xảy ra nhiều vụ TNGT thương tâm, nên nghe thông tin thành lập chốt trực cảnh giới tại đây, ông liền xung phong nhận nhiệm vụ. Tính đến nay, ông đã làm nhiệm vụ cảnh giới tàu được hơn 10 tháng. Tại chốt trực này, hàng ngày có hai ca trực từ 6-13h chiều và từ 13h-20h tối. Trước khi ra làm nhiệm vụ, ông đã được Ban ATGT tỉnh phối hợp với đơn vị đường sắt tập huấn về nghiệp vụ và trang bị còi, cờ hiệu, gậy điều tiết giao thông.

“Ban đầu làm công việc này tôi cũng rất bỡ ngỡ, bởi điểm giao cắt có nhiều xe máy cố tình vượt qua đường ngang khiến giao thông phức tạp. Tuy nhiên, qua một tháng có gác chắn, hầu hết người tham gia giao thông đã chấp hành hiệu lệnh dừng chờ tàu hỏa đi qua để đảm bảo an toàn”, ông Tuấn nói.

Ngoài đường ngang dân sinh tại Km 1692+305, ba chốt trực khác qua nội ô TP Biên Hòa cũng đã được triển khai. Bên cạnh việc bố trí người cảnh giới tại các “điểm nóng” tai nạn đường sắt, Ban ATGT tỉnh và ngành Đường sắt cũng tích cực tuyên truyền pháp luật TTATGT cho những người dân ven đường sắt. Tính từ thời điểm bố trí người cảnh giới đến nay, không có vụ TNGT nào xảy ra tại bốn “điểm nóng” đường ngang nói trên.

Nhân rộng mô hình

9 tháng đầu năm 2016, tình hình TNGT đường sắt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được kéo giảm rõ rệt: Xảy ra 7 vụ TNGT đường sắt (giảm 5 vụ), làm chết 6 người (giảm 5 người), bị thương 1 người (giảm 1 người). Nguyên nhân do người đi bộ vi phạm hành lang an toàn đường sắt (5 vụ), người điều khiển phương tiện vượt qua đường sắt không an toàn (2 vụ).

Trước hiệu quả thực tế của việc bố trí người gác chắn đường ngang, Ban ATGT tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian tới, sẽ phối hợp với huyện Trảng Bom (2 vị trí), huyện Xuân Lộc (1 vị trí) bố trí người cảnh giới, tham mưu báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo bảo đảm an toàn tại các lối đi dân sinh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chủ động phương án bảo đảm ATGT trên tuyến đường sắt, nhất là các điểm đường sắt giao cắt đường bộ, dịp nghỉ lễ, Tết.

Ông Nguyễn Đình Đảng, Phó giám đốc Công ty CP Quản lý đường sắt Sài Gòn cho biết, trước thực trạng TNGT đường sắt qua Đồng Nai diễn biến phức tạp, ngành Đường sắt đã đề nghị Ban ATGT, Sở GTVT Đồng Nai chỉ đạo các địa phương tổ chức chốt gác hoặc cảnh giới tại các vị trí đường ngang dân sinh có nguy cơ cao xảy ra tai nạn. Ngoài ra, tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt qua địa bàn tỉnh vẫn diễn ra khá phổ biến nhưng chưa được giải quyết triệt để khiến nguy cơ TNGT vẫn ở mức cao.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.