• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Đơn giản hóa nhiều thủ tục, ngăn tàu trốn đăng kiểm

29/03/2016, 09:03

Cục Đăng kiểm VN Trần Kỳ Hình cho biết, sẽ tiến hành cải cách, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính...

8
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình

Trao đổi với Báo Giao thông, Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN Trần Kỳ Hình cho biết, sẽ tiến hành cải cách, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho chủ phương tiện thủy tiến hành đăng kiểm, đồng thời có nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng tàu không quay trở lại đăng kiểm.

Phương tiện đăng kiểm chiếm 75%

Hai vụ tàu đâm hỏng cầu An Thái và sập cầu Ghềnh mới đây đều có nguyên nhân phương tiện không đảm bảo an toàn, tàu hết hạn đăng kiểm vẫn lưu thông. Ông có thể nói cụ thể về thực trạng này?

Theo số liệu tổng điều tra phương tiện thủy được công bố cuối năm 2007, toàn quốc có khoảng 372 nghìn phương tiện phải thực hiện đăng kiểm theo quy định của Luật GT ĐTNĐ, nhưng số phương tiện vào đăng kiểm chỉ đạt khoảng 75% (280 nghìn chiếc). Các phương tiện đã đăng kiểm, chia thành hai loại từ 200 tấn trở lên và dưới 200 tấn, trong đó loại từ 200 tấn trở lên (công suất máy chính từ 135 CV trở lên và tàu chở khách) có khoảng 24 nghìn phương tiện, đã chấp hành đăng kiểm đạt 100%.

Loại nhỏ hơn 200 tấn (công suất máy chính nhỏ hơn 135 CV) có khoảng 348 nghìn chiếc, được chia thành 3 loại nhỏ hơn và có tỷ lệ đã đăng kiểm khác nhau. Cụ thể, loại 50-200 tấn có khoảng 50 nghìn phương tiện, chấp hành đăng kiểm đạt 100%; loại từ 15 tấn trở lên đến 50 tấn (hoặc tính theo công suất tương đương), có khoảng 60 nghìn phương tiện, đã chấp hành đăng kiểm đạt 100%. Trong khi đó, loại từ 5 tấn trở lên đến 15 tấn có khoảng 238 nghìn phương tiện, chấp hành đăng kiểm 146 nghìn phương tiện, chỉ đạt 61,34%.

Còn tình trạng phương tiện đã đăng kiểm rồi nhưng sau đó không quay trở lại đăng kiểm định kỳ nữa thì sao, thưa ông?

Theo dữ liệu của Cục Đăng kiểm VN, phương tiện loại từ 200 tấn trở lên, có tỷ lệ quay lại đăng kiểm khoảng 90%. Còn 10% phương tiện không quay lại rơi vào trường hợp không còn nhu cầu hoạt động, giải bản nhưng không báo lại để xóa số hoặc phương tiện đang vào đà, ụ để sửa chữa bảo dưỡng. Cũng có thể số phương tiện này không hoạt động hoặc hoạt động không liên tục. Khi đó chủ phương tiện sẽ không tiến hành đăng kiểm. Loại phương tiện không quay lại đăng kiểm đúng thời hạn quy định rơi vào nhóm trọng tải dưới 200 tấn và tỷ lệ lớn nhất là nhóm 5-15 tấn. Cụ thể: Nhóm trọng tải từ 50 tấn đến 200 tấn (hoặc công suất máy chính từ 50 CV đến 135 CV) chỉ có 70% quay lại; từ 15 tấn trở lên đến 50 tấn đạt 50%; nhóm từ 5 tấn trở lên đến 15 tấn đạt 30%.

7
Đăng kiểm viên kiểm tra máy tàu thủy - Ảnh: Đăng Viên

Kiểm soát chặt từ cảng bến và trên luồng tuyến

Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân một lượng lớn phương tiện như vậy không quay lại đăng kiểm, phải chăng quy định chưa chặt và chế tài chưa nghiêm?

"Khi phát hiện phương tiện chưa đăng kiểm, có thể tiến hành đăng kiểm tại chỗ cho phương tiện. Cục Đăng kiểm VN cũng công khai danh sách phương tiện thủy hết niên hạn trên trang điện tử của Cục và hướng dẫn lực lượng chức năng cách thức tra cứu dữ liệu để phục vụ công tác TTKS, xử lý vi phạm”.

Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN
Trần Kỳ Hình

Dữ liệu trên cho thấy, loại phương tiện nhỏ không quay lại đăng kiểm chiếm tỷ lệ lớn. Lý do dẫn đến tình trạng trên có thể là số phương tiện theo thống kê năm 2007 nhiều khả năng chưa đúng với thực tế. Vài năm trước, do nhu cầu vận tải thủy ít, số phương tiện nằm không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng nhiều, khi đó chủ phương tiện không tiến hành đăng kiểm đúng chu kỳ. Bên cạnh đó, khi hệ thống đường bộ phát triển nhanh, không ít phương tiện không còn hoạt động, giải bản nhưng không báo lại để xóa số đăng kiểm.

Về quản lý, phương tiện nhỏ hoạt động trong phạm vi hẹp, neo đậu, bốc xếp hàng hóa tại các bến có quy mô nhỏ, tự phát nên thiếu kiểm soát. Chính quyền địa phương, các cơ quan tuần tra, kiểm soát trên ĐTNĐ chưa thật quyết liệt và nghiêm khắc trong xử lý các vi phạm.

Riêng với phương tiện loại nhỏ, 5-15 tấn, chủ yếu của dân nghèo, nhận thức xã hội còn hạn chế. Hầu hết loại này ra đời từ trước khi có Luật Giao thông ĐTNĐ năm 2005, nên người dân chưa theo kịp. Cũng có thể việc quy định các phương tiện loại này phải đăng kiểm trong điều kiện nước ta hiện nay là chưa phù hợp.

Tới đây, Cục Đăng kiểm VN có giải pháp gì để hạn chế phương tiện trốn đăng kiểm, thưa ông?

Những năm qua, ngành Đăng kiểm thường xuyên tuyên truyền, vận động và kết hợp với phòng quản lý giao thông cấp huyện thông báo, đến tận nơi người dân neo đậu phương tiện để thực hiện việc kiểm định. Từ năm 2013, Cục Đăng kiểm VN đã áp dụng dán Tem đăng kiểm tàu, thuyền (như với ô tô) và hàn số kiểm soát lên phương tiện, dễ dàng nhận biết phương tiện đã kiểm định hay còn thời hạn kiểm định hay chưa. Trong các đợt kiểm tra liên ngành hoặc cao điểm của lực lượng cảnh sát đường thủy, có sự tham gia của các đơn vị đăng kiểm. Thực tế cho thấy, mỗi khi có cao điểm kiểm tra xử lý vi phạm của lực lượng chức năng, số phương tiện quay lại đăng kiểm lại tăng rõ rệt.

Đồng thời, Đăng kiểm cũng tiến hành cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo điều kiện tối đa cho chủ phương tiện như: Lập 150 mẫu phương tiện định hình (loại 15-200 tấn) để người dân có phương tiện chỉ cần áp dụng làm thủ tục đăng kiểm ngay mà không cần bản thiết kế. Với phương tiện từ 5 tấn đến dưới 15 tấn (5 - 15 CV), đăng kiểm viên đo trực tiếp phương tiện, đưa vào phần mềm tính toán và cấp hồ sơ cho chủ phương tiện. Chủ phương tiện không phải làm bất kỳ thủ tục nào. Phương tiện đi đến địa phương nào, chỉ cần điện thoại hoặc fax yêu cầu kiểm tra, là được cơ quan đăng kiểm bố trí đăng kiểm viên thực hiện.

Cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.