• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Đội gác chắn tàu "ngoại đạo"

23/06/2014, 14:08

Ở Bắc Ninh hơn hai năm qua có một đội gần 30 người trực gác chắn tàu tại 7 nút giao cắt phức tạp giữa đường bộ và đường sắt.

Ở Bắc Ninh hơn hai năm qua có một đội gần 30 người trực gác chắn tàu tại 7 nút giao cắt phức tạp giữa đường bộ và đường sắt. Họ là dân “ngoại đạo” nhưng cũng mẫn cán và chuyên nghiệp không kém người trong ngành Đường sắt.

Nữ công nhân Thanh Hằng tại chốt gác chắn Km 29+500
Nữ công nhân Thanh Hằng tại chốt gác chắn Km 29+500

Nhiều người thoát chết trong gang tấc

Trên đường ngang, lối vào cổng Trường Sỹ quan Chính trị quân đội (Bắc Ninh), lâu nay mọi người thường chứng kiến một cô gái trẻ chừng 20 tuổi luôn ngồi trực trong bốt gác tàu chỉ rộng chừng 2m2 tại Km 29+450 tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Hỏi ra mới biết cô là công nhân của Công ty Quản lý và Xây dựng giao thông địa phương, chứ không phải là người trong ngành Đường sắt.

Từ hai năm nay, ngày nào cô gái tên Hằng này cũng đi xe buýt hơn chục cây số đến đây để trực tàu. Hôm nào làm ca đêm, cô phải trực gác từ 18h đến 6h sáng hôm sau. Nghe Hằng kể vanh vách các giờ có tàu chạy qua gồm 6h  - 18h -19h45 -22h15 - 4h15 - 5h30, tôi đùa bảo sao cứ phải ngồi một chỗ canh đường ray làm gì cho mệt. Nhớ giờ tàu thế thì đến giờ tàu chạy hãy ra gác. Cô gái giãy nảy: “Ấy chết, giờ tàu khách thì thế, nhưng còn tàu hàng giờ giấc bất chợt lắm. Có hôm bọn em chỉ được ga báo trước 6-7 phút thôi. Thế nên, lúc nào không ở trong chốt  để “ôm” cái điện thoại tín hiệu thì không yên tâm”.

Hằng cho biết, nút giao mà người dân quen gọi là “dốc Chính trị” này phức tạp lắm. Từ khi có tổ gác chắn gồm 4 người được thành lập, đã có ít nhất hai trường hợp thoát chết trong gang tấc. Hằng còn nhớ như in vụ tai nạn cách đây gần một năm. Đêm hôm ấy, khi có tàu đến, tổ gác chắn làm đúng thao tác hạ cần chắn và vào vị trí báo hiệu chờ tàu qua. Thế nhưng, đúng lúc đó, từ phía dưới dốc một chiếc xe ô tô 4 chỗ vẫn từ từ tiến lên và không có dấu hiệu dừng lại. Nhân viên gác chắn liên tục đưa tay ra hiệu và hét to yêu cầu dừng lại nhưng cũng không tác dụng, chỉ đến khi đầu xe đâm vào cần chắn, vỡ kính, lái xe mới bừng tỉnh. Người lái xe hôm đó là giảng viên của Trường Sỹ quan Chính trị. Anh đã thoát nạn trong gang tấc nhờ có chốt gác chắn này.

Trường hợp khác, đầu năm vừa rồi, lúc tàu chạy có một thanh niên vừa đi bộ vừa mải nghe điện thoại đến nỗi có tàu sắp qua cũng không hay biết và vẫn tìm chỗ lách để đi. Chỉ đến khi  một nữ nhân viên gác chắn đập mạnh tay vào người, chàng thanh niên mới ngỡ ngàng biết mình thoát chết trong tích tắc.

Nút giao đường sắt tại Km 25+900 đã được lập gác chắn
Nút giao đường sắt tại Km 25+900 đã được lập gác chắn

Khi đường ngang không chỉ là việc của đường sắt

Ông Nguyễn Ngọc Thái - Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngoài gác chắn trên còn 6 gác chắn khác cũng được lập từ năm 2012 bằng nguồn vốn đầu tư của địa phương và người gác chắn là công nhân Công ty TNHH MTV Quản lý và Xây dựng giao thông Bắc Ninh.

Theo ông Thái, tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh có hơn 20km và chỉ tại trục đường lớn mới có gác chắn của ngành Đường sắt. Trong khi đó, vẫn còn hàng chục vị trí giao cắt có mật độ giao thông đông đúc, nguy hiểm.

“Trước năm 2012, tại 7 điểm giao cắt phức tạp nhất, năm nào cũng xảy ra tai nạn chết người, khiến các cơ quan chức năng và người dân lo lắng. Những đường ngang đó đã có từ lâu đời, là đường giao thông không thể thiếu của người dân địa phương, nên các thành viên của Ban ATGT khảo sát và đề xuất tỉnh cho lập gác chắn và được tỉnh đồng ý ngay” - ông Thái cho biết.

Ban đầu, dự kiến giao cho chính quyền các địa phương cấp huyện quản lý, vận hành gác chắn, nhưng thấy phương án giao cho đơn vị quản lý giao thông tối ưu hơn. Công việc được đặt dưới dạng hợp đồng dịch vụ công ích bảo đảm ATGT đường sắt.

Ông Nghiêm Đình Đức -  Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và xây dựng công trình giao thông Bắc Ninh cho biết, đội gác chắn gồm 29 người đều đã qua đào tạo nghiệp vụ gác chắn tại trường đào tạo nghề đường sắt. 

Nói về biện pháp quản lý các gác chắn, ông Đức cho biết: “Công ty ban hành nội quy về gác chắn đồng thời nhờ đơn vị quản lý đường sắt trên tuyến và ga hỗ trợ nghiệp vụ. Các đơn vị quản lý tuyến cũng phối hợp với công ty đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của mỗi gác chắn. Chỉ cần có một nhân viên bỏ gác hoặc thao tác không đúng quy trình, chúng tôi sẽ biết ngay”.

Tất cả các điểm giao giữa đường ngang và đường sắt sau khi địa phương lập gác chắn đều không còn xảy ra TNGT. Hiệu quả của việc lập gác chắn đã rõ ràng. Vì thế, mới đây, Ban ATGT tỉnh đã kiến nghị tỉnh cho bổ sung gác chắc tại 4 điểm khác, cũng như kiến nghị nâng cấp cải tạo bốt gác thành nhà trực gác để đảm bảo điều kiện thiết yếu cho công nhân trực gác chắn”.

Ông Nguyễn Ngọc Thái - Chánh Văn phòng
Ban ATGT tỉnh Bắc Ninh

Huy Lộc

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.