• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đoạn tuyến QL217 có nguy cơ sạt lở bên dòng sông Mã

16/03/2020, 20:38

Tại lý trình 38+600 QL217, đoạn qua địa phận xã Cẩm Tân (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa), phía ta luy âm bị sạt lở.

Phần kè đá phía dưới mép sông đã bị sập, sạt lở nham nhở

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, tại lý trình 38+600 QL217, đoạn qua địa phận xã Cẩm Tân (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa), phía ta luy âm bị sạt xuống sông Mã, ăn sâu vào gần mép đường.

Quan sát cho thấy, đoạn đường dài hơn 100m chạy qua địa phận thôn Phác Lê, xã Cẩm Tân, một diện tích bãi bồi ở phía ta luy âm bị thu hẹp theo từng năm. So với các khu vực khác thì tại lý trình 38+600, mép đường QL217 chỉ còn cách sông khoảng 30m. Phía dưới bờ sông, một hàng kè đã bị sập đổ nham nhở. Đất ở phía trên cũng có hiện tượng sụt, để lộ hàng kè thứ 2.

Vị trí sạt lở ăn sâu vào phía bờ ta luy âm cách mặt đường QL217 khoảng 30m

Liên quan đến vấn đề này, ông Lý Văn Thích, Trưởng phòng Quản lý giao thông, Sở GTVT Thanh Hóa cho biết: Đối với tuyến QL217, sở thường xuyên kiểm tra, khảo sát. Vị trí thuộc lý trình 38+600 đúng ngay khúc cong, cua đúng là có hiện tượng sạt lở ở phía bờ ta luy âm dọc sông Mã. Trước đây, bên ngành nông nghiệp cũng đã kè chân vì dòng chảy sông Mã xối trực diện vị trí này. Ở bên trên gần đường thì ngành giao thông cũng đã kè bao bảo vệ ta luy âm của đường.

“Nếu tình trạng khai thác cát làm dòng chảy thay đổi thì vị trí này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị sạt lở. Vừa qua, chúng tôi cũng đã xin ý kiến, đề xuất Bộ GTVT cho bổ sung đoạn này vào Dự án nâng cấp mở rộng QL217 nhưng không được vì dự án làm từ đường Hồ Chí Minh trở lên. Nếu nằm trong danh mục phê duyệt thì chúng tôi sẽ gia cố, nâng cấp mái ta luy âm nhằm đảm bảo, tránh sạt lở tuyến đường sau này”, ông Thích cho biết thêm.

Bờ kè thứ 2 cách mép đường không xa cũng đứng trước nguy cơ sạt lở

Trước đó, Báo Giao thông cũng đã phản ánh tại khu vực giữa xã Cẩm Vân và Cẩm Tân (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) xảy ra tình trạng sạt lở hàng trăm ha đất trồng cây của bà con. Theo người dân, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở là do trước kia các mỏ cát số 45, 46 và 47 (qua hai địa bàn xã Cẩm Vân và Cẩm Tân), khai thác cả ngày lẫn đêm khiến bờ, bãi trôi xuống sông. Vào mùa khô, các giếng nước sinh hoạt bị cạn kiệt do mực nước bị rút đi. Sự khai thác vô tội vạ của các mỏ cát này đã khiến dòng chảy của con sông bị thay đổi, dẫn đến sạt lở nghiêm trọng dù các mỏ này đã ngừng hoạt động từ 3 năm trước.

Thế nhưng, không hiều vì lý do gì, chính quyền địa phương lại vẫn đồng ý và tạo điều kiện cho các chủ mỏ nói trên xin các ngành chức năng cho gia hạn thời gian khai thác mỏ.

Tìm hiểu được biết, ngày 24/2/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Trong đó, tại Điều 13 cũng nêu rõ việc Khoanh định khu vực cấm hoạt động khai thác, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông khi có nguy cơ sạt lở, không ổn định, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.