• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Đo nồng độ cồn, người vi phạm "ngáy khò khò"

24/11/2014, 14:21

Hà Giang là tỉnh miền núi có tới 90% là đồng bào dân tộc. Tình trạng uống rượu được coi như một nét văn hóa, bởi vậy mà thường xuyên xảy ra tình trạng nhiều người dù uống rượu say...

Thượng tá Kiều Hoàng Hải
Thượng tá Kiều Hoàng Hải

Đó là chia sẻ của Thượng tá Kiều Hoàng Hải, Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Giang về thực trạng ATGT trên địa bàn tỉnh. Thượng tá Hải cho biết: “Không ít trường hợp, khi CSGT đến khám nghiệm hiện trường thì thấy nạn nhân các vụ tai nạn đều đang trong tình trạng “xỉn”, mỗi người nằm một chỗ bất tỉnh. Khi kiểm tra thì cho thấy đa phần đều có nồng độ cồn vượt mức cho phép”, Thượng tá Hải cho biết.

Nhớ về trường hợp mới đây, Thượng tá Hải kể: “Hôm đó, vào khoảng 23h ngày 14/6 tại Km 46+118 trên QL2, hướng Hà Giang - Tuyên Quang xảy ra vụ va chạm giữ xe ô tô BKS 23T-2381 do anh Nguyễn Ngọc Hồng (SN 1977 ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) điều khiển và xe máy BKS 23D1-614.22 chưa xác định được người điều khiển, chở bốn người. Hậu quả, làm cả bốn người ngồi trên xe máy 23D1-614.22 chết tại chỗ. Điều đáng nói, cả bốn nạn nhân trước khi bị tai nạn đều đã uống rượu, bia say.

Chia sẻ về những khó khăn của lực lượng CSGT tỉnh khi tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, Thượng tá Hải cho biết, vì đa phần người dân ở tỉnh là đồng bào dân tộc nên họ coi uống rượu bia như một nét văn hóa. Dù được tuyên truyền rất nhiều, nhưng có những người dân khi được hỏi cũng không thể nhận thức được việc điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia sẽ nguy hiểm như thế nào. “Thậm chí, có nhiều trường hợp uống rượu, bia say lưu thông trên đường, khi bị CSGT dừng xe kiểm tra thì chống đối bằng cách không xuất trình giấy tờ xe, nói tiếng dân tộc, không chịu kiểm tra nồng độ cồn và khăng khăng cho rằng mình không uống rượu, mặt đỏ là do... đi nắng”, Thượng tá Hải kể lại.

Bên cạnh đó, còn có những trường hợp vì say quá mà khi vừa bị CSGT kiểm tra, lập biên bản xong quay sang thì khổ chủ đã ngáy “khò khò” khiến lực lượng CSGT phải tạo điều kiện cho họ tiếp tục ngủ một giấc, chờ tỉnh lại mới xử lý được. 

“Địa bàn tỉnh Hà Giang có nhiều đồng bào dân tộc, phong tục tập quán của người dân thôn bản gắn với văn hóa uống rượu, từ đó dẫn đến hậu quả đã có rất nhiều vụ TNGT nghiêm trọng khiến nhiều người tử vong. CSGT tỉnh luôn nỗ lực tuyên truyền giúp người dân hiểu được tác hại của việc uống rượu, bia khi tham gia giao thông, nhằm giúp người dân hiểu một thông điệp rằng, “khi tham gia giao thông không nên sử dụng rượu bia, còn nếu đã sử dụng thì không nên ngồi sau tay lái”, Thượng tá Kiều Hoàng Hải cho hay.

Văn Huế  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.