• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Địa phương chung tay, TNGT đường sắt giảm nhiệt

27/06/2017, 13:30

6 tháng đầu năm 2017, TNGT đường sắt giảm cả 3 tiêu chí sau hàng loạt biện pháp quyết liệt được ngành Đường sắt...

10

Rào thu hẹp lối đi dân sinh tuyến đường sắt Bắc - Nam (khu vực Văn Điển, Hà Nội)

6 tháng đầu năm 2017, TNGT đường sắt giảm cả 3 tiêu chí sau hàng loạt biện pháp quyết liệt được ngành Đường sắt triển khai, trong đó có sự vào cuộc của cả chính quyền địa phương dẹp vi phạm hành lang, lối đi dân sinh qua đường sắt.

Xóa bỏ hàng trăm lối đi dân sinh

Thống kê của Ban An ninh - An toàn Tổng công ty Đường sắt VN, tính từ 1/1 đến 15/6, TNGT đường sắt giảm cả 3 tiêu chí, khi chỉ xảy ra 151 vụ, so với cùng kỳ năm 2016 giảm 41 vụ (giảm 21,4%). Trong đó, tại đường ngang có biển báo xảy ra 9 vụ, giảm 6 vụ (giảm 40%), tại lối đi dân sinh 60 vụ, giảm 29 vụ (giảm 32,6%). Các vụ tai nạn làm 70 người chết, giảm 7 người (giảm 9,1%); bị thương 105 người, giảm 29 người (giảm 21,6%).

Chia sẻ về kết quả này, ông Đoàn Duy Hoạch, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, đây là kết quả bước đầu sau hàng loạt biện pháp cấp bách được triển khai quyết liệt trong toàn ngành Đường sắt sau khi TNGT đường sắt diễn biến phức tạp, gia tăng sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu. “Công tác đảm bảo an toàn đường sắt được kiểm điểm từng tuần, từng tháng và phân định trách nhiệm cũng như có biện pháp xử lý nghiêm với những cá nhân, tập thể không hoàn thành, chậm tiến độ”, ông Hoạch nói.

Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN Vũ Tá Tùng cho biết, về lâu dài, ngành Đường sắt đang thực hiện lộ trình lắp đặt cần chắn tự động tại các đường ngang không có người gác, nâng cấp đường ngang biển báo lên đường ngang có lắp cần chắn; xây dựng hàng rào, đường gom để từng bước xóa bỏ lối đi dân sinh qua đường sắt...

Cũng theo ông Hoạch, sau Tết Nguyên đán, từ tháng 2/2017, các đơn vị lập tức tiến hành cảnh giới bổ sung tại 120 vị trí đường ngang; rào đóng, xóa bỏ hơn 230 vị trí lối đi dân sinh, thu hẹp chiều rộng xuống dưới 1,5m tại 1.566 vị trí; cắm bổ sung biển báo hiệu “Chú ý tàu hỏa” 2.628 vị trí; cắm biển hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ tại 148 vị trí và tiến hành bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý. Đối với các lối đi dân sinh không thể thu hẹp mà chưa được cảnh giới, các đơn vị đã trực tiếp làm việc với Ban ATGT các địa phương để cảnh giới, hiện tại các địa phương đang duy trì cảnh giới tại 203 vị trí.

Tuy nhiên, theo ông Dương Văn Thư, Phó trưởng ban An ninh - An toàn, việc triển khai các giải pháp nhằm kéo giảm TNGT đường sắt còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Hiện vẫn còn tồn tại các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chưa được xử lý dứt điểm; tình trạng vi phạm hành lang ATGT đường sắt còn quá nhiều và tái lấn chiếm trở lại khi đã giải tỏa...

“Dù Bộ GTVT đã phê duyệt danh mục thứ tự ưu tiên các vị trí giao cắt cần làm gồ giảm tốc cưỡng bức nhưng tiến độ triển khai thực hiện rất chậm. Nhiều địa phương chưa tổ chức triển khai cảnh giới tại các lối đi dân sinh có nguy cơ cao xảy ra tai nạn như: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Thuận...”, ông Thư cho biết.

Khi chính quyền địa phương vào cuộc

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Hoạch cho rằng, kết quả kéo giảm TNGT đường sắt sau một thời gian dài diễn biến phức tạp có vai trò lớn không chỉ của ngành Đường sắt mà của cả các địa phương. Nếu chính quyền địa phương không vào cuộc, mọi giải pháp đều rất khó triển khai. Đơn cử, việc đóng các đường dân sinh phụ thuộc vào việc người dân có lối đi khác hay không, tức là phải tạo cho họ lối đi hợp pháp thì mới đóng được đường dân sinh. Một số điểm không đóng được do không có đường gom cho dân đi. Đường sắt phải thống nhất với địa phương để cho tồn tại nhưng địa phương phải tổ chức cảnh giới và đặc biệt phải thu hẹp lối đi lại, không cho phương tiện cơ giới qua lại, giảm thiểu nguy cơ tai nạn.

“Ở đâu chính quyền địa phương vào cuộc, hiệu quả thấy rõ, còn không, việc vi phạm hành lang, mở lối dân sinh lại tái diễn”, Phó giám đốc Công ty CP Đường sắt Sài Gòn Nguyễn Đình Đảng chia sẻ thêm.

Ông Đảng minh chứng, như tại Đồng Nai, tất cả các huyện, thị xã Long Khánh, TP Biên Hòa đã vào cuộc rất mạnh, thường xuyên phối hợp rất chặt chẽ với công ty. Vì vậy, đã giải tỏa vi phạm hành lang ATGT đường sắt gần 2,4km (xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom). Trong đó đã giải tỏa 44 hộ dân, hàng chục lều quán, biển quảng cáo; đồng thời xây dựng hàng rào chống tái lấn chiếm các vị trí giải tỏa trên. Làm đường gom 1,2km để xóa bỏ 13 lối đi dân sinh; xây 4 nhà chốt gác quy mô như nhà gác chắn của đường sắt, 6 điểm chốt bằng khung mái tôn, tổng số điểm chốt gác là 10 điểm; mỗi điểm chốt gác việc bố trí lao động, chi trả thù lao cho người chốt gác đều do địa phương thực hiện. Nhưng ngược lại, có địa phương như Bình Thuận chưa thực sự quan tâm, việc triển khai xuống các cấp phường, xã rất chậm; không bố trí cảnh giới tại các đường dân sinh nguy cơ cao TNGT đường sắt…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.